1. Chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và chịu trách nhiệm
1.1. Về kiến thức
a)    Có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong phạm vi của chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện, cụ thể:
a1) Hiểu được các kiến thức cơ bản về chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện: các định luật cơ bản sử dụng trong mạch điện, khái niệm và vai trò của các loại vật liệu điện, khí cụ điện, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại linh kiện điện tử và ứng dụng các mạch số cơ bản, các mạch điện tử công suất;
a2) Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, ứng dụng của các loại máy điện, các chế độ làm việc của máy điện, đọc hiểu, phân tích nguyên lý làm việc của các mạch trang bị điện tương ứng;
a3) Trình bày được cấu trúc của hệ thống điều khiển tự động, điều khiển lập trình, các ngôn ngữ lập trình sử dụng trong mạng truyền thông công nghiệp, trong hệ thống điện tòa nhà;
a4) Trình bày được bản vẽ thi công công trình điện, có năng lực đọc, hiểu các tài liệu chuyên ngành, trình bày một vấn đề liên quan đến lĩnh vực đã học dưới dạng báo cáo khoa học;
b)    Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên - xã hội, khoa học chính trị và pháp luật.
c)    Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.
d)    Có kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong lĩnh vực hoạt động của ngành/chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện.
e)    Có kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn của chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện.
1.2. Về kỹ năng
a)    Có kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp của chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện, cụ thể:
a1) Nhận dạng kiểm tra và lựa chọn các thiết bị điện, vật liệu điện, sử dụng thành thạo các dụng cụ đo lường điện đo được chính xác các thông số về điện;
a2) Thực hiện lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành được các loại thiết bị điện, hệ thống truyền động điện, hệ thống truyền tải, phân phối, cung cấp điện, hệ thống chiếu sáng, các loại tủ điện điều khiển máy sản xuất công nghiệp và dân dụng;
a3) Vận hành được các hệ thống điều khiển tự động trong công nghiệp, các hệ thống dịch vụ và công cộng, hệ thống PLC, hệ thống truyền thông công nghiệp;
a4) Triển khai thực hiện các giải pháp quản lý năng lượng và tiết kiệm điện năng;
a5) Có tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động theo yêu cầu của ngành nghề;
b)    Có kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.
c)    Có kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.
d)    Có kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
e)    Có kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.
1.3. Về mức tự chủ và trách nhiệm
a)    Có năng lực làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
b)    Có năng lực hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.
c)    Có năng lực tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.
d)    Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.
2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng nghề
Có kỹ năng nghề tương đương với trình độ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2/5. 3. Chuẩn đầu ra về tin học
Đạt chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Chuẩn đầu ra về ngoại ngữ
Đạt trình độ tiếng Anh bậc 3/6 (B1) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng Anh TOEIC 350, TOEFL 450, IELTS 4.0 điểm trở lên.
5. Chuẩn đầu ra về kỹ năng mềm
Đạt chứng chỉ kỹ năng mềm theo chương trình của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, gồm các kỹ năng: Quản lý bản thân; tìm việc làm; tự tạo việc làm; làm việc nhóm; giao tiếp với các đối tác.
6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
6.1. Kỹ sƣ thiết kế, triển khai dự án, vận hành, bảo trì thiết bị điện, hệ thống cung cấp điện trong các nhà máy, các xí nghiệp công nghiệp;
6.2. Cán bộ quản lý, cán bộ tư vấn kỹ thuật, giám sát, kiểm định, đánh giá, chuyển giao công nghệ các sản phẩm, thiết bị điện, hệ thống cung cấp điện, các dây chuyền sản xuất trong công nghiệp tại các tập đoàn, công ty thương mại dịch vụ;
6.3. Cán bộ quản lý, giảng dạy các học phần của chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy công nghệ trong trường THPT.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
7.1. Có khả năng học liên thông văn bằng đại học khác hoặc tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu trở thành chuyên viên trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ liên quan đến chuyên ngành. Thăng tiến trở thành giám đốc kỹ thuật, trƣởng bộ phận kỹ thuật.
7.2. Có đủ điều kiện để học lên trình độ thạc sĩ và tiến sĩ theo chuyên ngành.
8. Chuẩn đầu ra đến cấp độ 3
Có phụ lục kèm theo.