BÁO CÁO

KẾT QUẢ THỰC HIỆN LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI TỪ NGƯỜI HỌC

VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA CÁN BỘ GIẢNG DẠY

NĂM HỌC 2012-2013

 

Việc lấy ý kiến phản hổi từ người học về hoạt động giảng dạy của cán bộ giảng dạy đã trở thành hoạt động thường niên đối với Nhà trường trong công tác đảm bảo chất lượng.

Trong năm học 2012-2013 đã lấy ý kiến phản hồi của 6000 sinh viên, đối tượng khảo sát là toàn thể CBGD cơ hữu (giảng viên và CBGD hợp đồng từ 01 năm trở lên) đang giảng dạy trong học kỳ II, năm học 2012-2013, tổng số là 145 CBGD của 7 khoa và 2 bộ môn trực thuộc. Quá trình tổ chức thực hiện và kết quả lấy ý kiến phải hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của CBGD cụ thể như sau:

1. Tổ chức thực hiện

1.1. Nội dung và công cụ đánh giá

- Nhà trường sử dụng hai mẫu phiếu đánh giá:

+ Mẫu: M1-LT, MH dùng để trưng cầu ý kiến của HSSV đối với CBGD dạy học phần lý thuyết, môn học.

+ Mẫu: M2-TH, MĐ, dùng để trưng cầu ý kiến của HSSV đối với CBGD dạy học phần thực hành, mô-đun.

- Nội dung đánh giá: mỗi phiếu đánh giá có 20 tiêu chí, bao gồm các nội dung chính sau:

+ Thông tin chung về môn học

+ Phương pháp, phương tiện giảng dạy của CBGD

+ Thực hiện giờ lên lớp và trách nhiệm với SV

+ Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

            Tùy theo môn học lý thuyết hay thực hành mà mỗi nội dung này có các tiêu chí cụ thể khác nhau, mỗi tiêu chí được đánh giá ở 4 mức độ: a (hoàn toàn đồng ý), b (đồng ý), c (còn phân vân), d (không đồng ý).

Ngoài ra còn một số câu hỏi mở khác để HSSV đóng góp thêm các ý kiến cho CBGD môn học và Nhà trường.

1.2. Các bước thực hiện

- Ban thư ký (phòng KT&ĐBCL) đã trực tiếp lấy ý kiến phản hồi của HSSV trong từng lớp; nhập dữ liệu và xử lý, tổng hợp ý kiến phản hồi của HSSV theo nội dung cần đánh giá của Phiếu trưng cầu ý kiến HSSV về hoạt động giảng dạy của CBGD;

- Tổng hợp kết quả lấy ý kiến phản hồi gồm:

+ Tổng hợp ý kiến phản hồi đối với từng CBGD;

+ Thống kê ý kiến phản hồi theo từng khoa;

+ Báo cáo tổng kết về việc lấy ý kiến phản hồi của Nhà trường trong năm học 2012-2013.

         2. Kết quả ý kiến phản hồi của HSSV

          2.1. Tổng quan về ý kiến phản hồi của HSSV với CBGD

a)  Những nội dung sinh viên đánh giá tốt về CBGD

             - Hầu hết CBGD đã thông báo đầy đủ về mục tiêu học tập ngay từ những buổi đầu lên lớp, thông báo cho sinh viên đầy đủ các tài liệu học tập và tài liệu tham khảo, hầu hết giảng viên đã truyền đạt đầy đủ nội dung chương trình môn học;

             - Có nhiều CBGD được đánh giá là có phương pháp truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu, tạo hứng thú cho HSSV trong quá trình học tập, tạo điều kiện cho sinh viên chủ động tham gia vào quá trình học tập, quan tâm tổ chức các hoạt động nhóm sinh viên;

             - Việc kết hợp giữa giảng dạy chuyên môn và giáo dục đạo đức, tác phong cho sinh viên đã được đa số CBGD thực hiện tốt. Bản thân mỗi CBGD cũng là một tấm gương tốt về phẩm chất đạo đức, CBGD trong Nhà trường đã thực hiên tốt việc lên lớp đầu đủ và đúng giờ, đúng kế hoach, thân thiện và có trách nhiệm với sinh viên;

                - Đa số CBGD đã thông báo đầy đủ về hình thức, nội dung, thời điểm kiểm tra - đánh giá; nội dung kiểm tra phù hợp với trình độ của HSSV, tổ chức rút kinh nghiệm sau khi kiểm tra nên đã có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao kết quả học tập; đảm bảo được sự công bằng, khách quan trong kiểm tra – đánh giá;

           b) Những nội dung sinh viên đánh giá chưa tốt và kiến nghị đối với CBGD

            - Nhiều CBGD vẫn chưa áp dụng những phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo trong học tập cho sinh viên, ví dụ: tổ chức cho sinh viên hoạt động nhóm, xêmina… Một số CBGD giảng quá nhanh và lướt theo kiểu dạy cho hết nội dung, một số giáo viên ít quan tâm đến việc trực quan và lấy ví dụ thực tế minh họa cho nội dung học tập, chưa quan tâm đến việc ra bài tập và chữa bài tập cho sinh viên; một số lớp phản ánh thầy (cô) không cho thảo luận nhóm hoặc có cho thảo luận thì chia nhóm quá đông, không phù hợp;

            - Một số CBGD còn thiếu nhiệt tình khi giảng dạy hoặc giảng dạy quá đơn điệu gây nhàm chán và không tạo được hứng thú học tập cho sinh viên (12 lớp có ý kiến này);

            - Một số CBGD còn thiếu thân thiện đối với sinh viên, trong khi có giáo viên lại được đánh giá là quá dễ dãi, để cho lớp thiếu tập trung trong học tập;

- Trong giảng dạy lý thuyết, có một số sinh viên cho rằng CBGD cần cung cấp tài liệu học tập (giáo trình, tài liệu tham khảo cho sinh viên), khi giảng dạy thầy (cô) còn chưa quan tâm đến vấn đề nhận thức của sinh viên, việc ra đề cương ôn tập còn chưa phù hợp với chương trình môn học và nội dung thi;

- Một vài CBGD còn nhận được ý kiến phản ánh việc đôi khi lên lớp muộn, quên giáo án hoặc trình độ giảng dạy cần được cải thiện;

- Vẫn còn một số ý kiến cho rằng thầy (cô) giảng dạy thực hành còn cho sinh viên luyện tập với thời gian quá ít, có ý kiến phản ánh thầy cần cho lớp nghỉ giải lao và về đúng giờ;

2.2. Tổng hợp kết quả ý kiến phản hồi theo khoa, bộ môn

Kết quả ý kiến phản hồi của HSSV về hoạt động giảng dạy của CBGD đối với từng khoa, bộ môn trực thuộc thể hiện ở Bảng 1.

Bảng 1: Kết quả đánh giá ở từng khoa, bộ môn

TT

Khoa, Bộ môn

Số CBGD được lấy

 ý kiến

 phản hồi

Thống kê theo điểm

 đánh giá (tối đa là 100)

≥ 90

điểm

80-89

điểm

70-79

điểm

<70

điểm

1

Khoa Điện-Điện tử

38

28

10

0

0

2

Khoa Cơ khí

30

21

9

0

0

3

Khoa Công nghệ thông tin

27

17

9

1

0

4

Khoa Sư phạm kỹ thuật

10

7

2

1

0

5

Bộ môn Lý luận chính trị

10

7

2

1

0

6

Khoa Kinh tế

9

6

3

0

0

7

Khoa Ngoại ngữ

9

6

3

0

0

8

Khoa Khoa học cơ bản

7

4

3

0

0

9

Bộ môn Giáo dục TC-QP

5

5

0

0

0

10

Tổng số

145

101

41

3

0

 

 

Nhìn chung, hầu hết CBGD đều được sinh viên đánh giá cao ở tất cả các tiêu chí, tiêu chuẩn. Cụ thể, có 142/145 CBGD được đánh giá trên 80 điểm, chiếm 97,9 % (con số này năm ngoái là 94,1%).

Năm nay, không có CBGD nào được đánh giá dưới 70 điểm, chỉ có 3 trên tổng số 145 CBGD được đánh giá ở mức 70 đến 79 điểm (thuộc Khoa Công nghệ thông tin và Khoa Sư phạm Kỹ thuật và Bộ môn Lý luận chính trị).

Đây là một trong những dấu hiệu đáng mừng về công tác đảm bảo chất lượng, khi việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên đối với công tác giảng dạy của CBGD đã phần nào phát huy tác dụng, kích thích sự đổi mới, tính tích cực, sáng tạo trong công tác giảng dạy cũng như sinh viên đã có những nhìn nhận thân thiện hơn đối với thầy (cô) của mình.

2.3. Một số kiến nghị của HSSV đối với Nhà trường

Những ý kiến đóng góp của sinh viên các lớp đối với công tác đào tạo của Nhà trường được thống kê ở  Bảng 3.

Bảng 3: Thống kê đóng góp ý kiến của HSSV đối với Nhà trường

STT

Nội dung ý kiến

Số lớp có ý kiến

Số SV

có ý kiến

1

Đề nghị sắp xếp thời khóa biểu, lịch học, phòng học cho hợp lý hơn

35

137

2

Nhiều trang thiết bị hỏng, đề nghị sửa chữa, nâng cấp

18

105

3

Cần thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy học

30

64

4

Cần bố trí lịch thực hành nhiều hơn

16

31

5

Không nên bố trí một lớp học phần quá đông

4

12

6

Cần cho sinh viên đi thực tế ở cơ sở sản xuất

6

9

7

Cần tổ chức lấy ý kiến phản hồi nhiều hơn

4

9

8

Tổ chức thêm các sân chơi, các hoạt động thi đua, học tập cho sinh viên

4

8

9

Nên giảm học phí và các khoản thu khác

2

8

10

Thời khóa biểu cần đưa lên mạng sớm hơn

2

8

11

Tài liệu trên thư viện (đặc biệt là khoa Kinh tế) còn quá ít

2

8

12

Một số cán bộ các phòng còn chưa thân thiện với sinh viên

2

7

13

Thời gian mở của thư viển quá ít

2

6

14

Tăng cường kiểm tra nề nếp, tác phong của sinh viên

4

6

15

Chất lượng sách của Nhà trường quá kém

2

5

16

Không nên thay đổi thời khóa biểu quá nhiều

2

4

17

Quan tâm nhiều hơn tới sinh viên

2

4

18

Bổ sung thêm quần áo bảo hộ và thiết bị thực hành

1

3

19

Giáo trình còn sai sót, cần hoàn thiện hơn

2

2

20

Cần cấp bằng sớm cho sinh viên

1

2

 

           

Tổng số lớp và số sinh viên có đóng góp với công tác đào tạo của Nhà trường đã tăng lên gấp đôi so với năm ngoài. Chứng tỏ, sinh viên đã cởi mở hơn đối với hoạt động xin ý kiến phản hồi của Nhà trường. Với những ý kiến trên của HSSV, đề nghị các đơn vị xem xét, nghiên cứu, nếu có những ý kiến hợp lý cần điều chỉnh hoạt động của đơn vị để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của Nhà trường.

3. Kết luận

- Hoạt động lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của cán bộ giảng dạy theo chủ trương chung của Bộ Giáo dục & Đào tạo là đúng đắn và rất cần thiết trong việc đổi mới quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, khẳng định thương hiệu của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật    Nam Định.

- Việc lấy ý kiến phản hồi từ người học hàng năm về hoạt động giảng dạy của cán bộ giảng dạy đã được Nhà trường thực hiện tốt theo đúng chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; quá trình lấy ý kiến phản hồi được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo được tính minh bạch, kết quả khảo sát có độ tin cậy cao;

- Việc lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của cán bộ giảng dạy được CBGD và HSSV hưởng ứng và nhiệt tình ủng hộ. Kết quả lấy ý kiến phản hồi đã phản ánh khách quan hoạt động giảng dạy của CBGD về những mặt tốt đã làm được và cả những mặt hạn chế còn tồn tại;

- Trưởng các khoa, bộ môn trực thuộc cần nghiên cứu kỹ ý kiến phản hồi của HSSV với từng CBGD; chỉ đạo CBGD xem xét, rút kinh nghiệm, phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm để nâng cao chất lượng giảng dạy trong năm học tới;

- Phòng KT&ĐBCL cần phối hợp tốt với các đơn vị, rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện, xem xét chỉnh sửa phiếu lấy ý kiến phản hồi để thực hiện tốt hơn hoạt động lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của cán bộ giảng dạy trong những năm học tiếp theo.