1.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

1.1.1. Phẩm chất chính trị

Hiểu biết về nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

1.1.2. Đạo đức nghề nghiệp

Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm và tâm huyết với nghề nghiệp; có ý thức giữ gìn, rèn luyện phẩm chất, đạo đức của công dân.

1.1.3. Lối sống, tác phong

Có lối sống lành mạnh, có lý tư­ởng, có mục đích, giữ gìn bản sắc dân tộc và phù hợp với sự hội nhập quốc tế; có tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học, văn minh, lịch sự, tận tình và chu đáo.

1.2. Năng lực chuyên môn

1.2.1. Kiến thức chuyên môn

Hiểu biết cấu tạo, nguyên lý và tính năng của linh kiện điện tử, các thiết bị điện, thiết bị điều khiển bằng điện tử để chẩn đoán và phân tích các sự cố, trên cơ sở đó lựa chọn thay thế, cải tiến chế độ làm việc của các thiết bị điện, điện tử công nghiệp.

Mô tả quy trình công nghệ và hoạt động của các thiết bị điện, thiết bị điều khiển bằng điện tử, điều khiển bằng máy tính, kỹ thuật chuyển mạch. Hiểu các hệ thống điều khiển trong công nghiệp, đời sống và dịch vụ liên quan đến linh kiện điện tử, điện tử công suất, vi xử lý, vi điều khiển và cấu trúc máy tính.

1.2.2. Kỹ năng thực hành nghề nghiệp

Sử dụng được một số phần mềm chuyên ngành điện (PROTEUS, LABVIEW, MATLAB, WINCC... ) để thiết kế và mô phỏng mạch điện tử trên máy tính. Sử dụng một số ngôn ngữ lập trình (MPLAB, CCSC, PINNACLE, SIMATIC...) để lập trình vi điều khiển, lập trình điều khiển PLC.

Xây dựng, lắp ráp, kiểm tra, sửa chữa được các mạch điện tử cơ bản và một số mạch điện điều khiển của các thiết bị điện, điện tử sử dụng trong hệ thống điện, điện tử, hệ thống an ninh, các thiết bị cân, đo điện tử.

Xây dựng, lập trình, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và thực hiện các giải pháp cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống điều khiển điện, điện tử trên các máy công cụ, hệ thống sản xuất tự động hóa dùng phần tử vi điều khiển, phần tử lập trình PLC, máy tính.

1.2.3. Kỹ năng quản lý công việc

Biết tổ chức điều hành nhóm sản xuất; nhóm thực tập sản xuất ở các doanh nghiệp. Có tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động theo yêu cầu của ngành/nghề.

1.3. Năng lực tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm

1.3.1. Tin học

Đạt chứng chỉ trình độ B theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hỗ trợ giải quyết được các công việc trong chuyên môn, nghiệp vụ.

1.3.2. Ngoại ngữ

Đạt chứng chỉ trình độ A2 theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.3.3. Kỹ năng mềm

Đạt chứng chỉ kỹ năng mềm theo chương trình của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, gồm các kỹ năng: Quản lý bản thân; tìm việc làm; tự tạo việc làm; làm việc nhóm; giao tiếp với các đối tác.

1.4. Năng lực phát triển nghề nghiệp

1.4.1. Học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường

Tiếp tục học liên thông đại học đúng chuyên ngành hoặc ngành kỹ thuật tương đương, học chuyên sâu chuyên đề chuyển giao công nghệ.

1.4.2. Tự học, tự rèn luyện và nghiên cứu khoa học

Có khả năng chủ động tiếp cận, cập nhật thông tin, kiến thức khoa học và công nghệ mới thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử; tự đánh giá và tự điều chỉnh năng lực nghề nghiệp của bản thân.

1.4.3. Hợp tác với đồng nghiệp

Lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, trình bày ý tưởng và phối hợp triển khai thực hiện.

1.5. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

Cán bộ giảng dạy, quản lý trong các trường caođẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đng nghề, trung cấp nghề và dạy công nghệ trong trường trung học phổ thông khi có chứng chỉ sư phạm dạy nghề.

Cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp rắp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm thiết bị điện, điện tử; các cơ sở nghiên cứu về kỹ thuật điện tử, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện, điện tử, hoặc có liên quan.