1.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

1.1.1. Phẩm chất chính trị

Hiểu biết về nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

1.1.2. Đạo đức nghề nghiệp

Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm và tâm huyết với nghề nghiệp; có ý thức giữ gìn, rèn luyện phẩm chất, đạo đức của công dân.

1.1.3. Lối sống, tác phong

Có lối sống lành mạnh, có lý tư­ởng, có mục đích, giữ gìn bản sắc dân tộc và phù hợp với sự hội nhập quốc tế; có tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học, văn minh, lịch sự, tận tình và chu đáo.

1.2. Năng lực chuyên môn

1.2.1. Kiến thức chuyên môn

Hiểu biết chung về toàn bộ quá trình sản xuất và các mối quan hệ kỹ thuật - công nghệ - kinh tế trong các công đoạn sản xuất cơ khí. 

Phân tích đ­ược các đặc tr­ưng, khả năng công nghệ và nguyên lý gia công của các phương pháp gia công truyền thống như­: tiện, phay, bào, mài... và không truyền thống như: xung định hình, cắt dây, gia công bằng chùm tia plasma...

Hiểu và khai thác được các công nghệ tiên tiến (CAD/CAM-CNC, thiết kế ngược; hệ thống sản xuất FMS và CIM...).

Hiểu và khai thác được các công cụ phần mềm hỗ trợ phân tích, tính toán, thiết kế, chế tạo và điều khiển quá trình gia công cơ khí nh­ư: AutoCAD, Inventor, Solidworks, MasterCAM, ProEngineer, NX, Matlab, Cosmos...

Hiểu và giải thích được đặc tính kỹ thuật, khả năng công nghệ, nguyên lý làm việc và trình tự vận hành của các chủng loại máy, thiết bị gia công cắt gọt vạn năng cũng nh­ư điều khiển số CNC như­: máy tiện, máy phay, máy khoan, máy mài... 

Nghiên cứu, áp dụng các phương pháp, công nghệ và công cụ vào các công đoạn chuẩn bị sản xuất (thiết kế sản phẩm, thiết kế quy trình công nghệ, chuẩn bị máy, dụng cụ, nhà xưởng...), gia công chế tạo, kiểm tra và lắp ráp các sản phẩm, hệ thống máy, thiết bị và dụng cụ cơ khí.

1.2.2. Kỹ năng  thực hành nghề nghiệp

Có kỹ năng tính toán, lựa chọn chế độ cắt, dụng cụ cắt và vận hành thành thạo, an toàn các máy công cụ truyền thống: tiện, phay, mài, bào, xọc, phay lăn răng, khoan, khoét, doa để gia công các sản phẩm cơ khí từ đơn giản đến phức tạp.

Có kỹ năng thành thạo về lập trình CNC bằng công nghệ thủ công, công nghệ CAD/CAM và vận hành thành thạo, an toàn các máy CNC: Máy tiện CNC, máy phay CNC, máy xung điện CNC, máy cắt dây CNC với các hệ điều khiển FANUC, SIEMENS... để gia công được các sản phẩm cơ khí từ đơn giản đến phức tạp.

Sử dụng thành thạo dụng cụ đo l­ường các đại lượng cơ khí. 

Có khả năng thiết kế, chế tạo, lắp ráp, vận hành các dây chuyền công nghệ thuộc lĩnh vực cơ khí... Có kỹ năng bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị, máy móc cơ khí.

1.2.3. Kỹ năng tổ chức sản xuất:

Biết xây dựng kế hoạch, lập dự án phát triển sản xuất, tổ chức điều hành nhóm sản xuất, lớp sinh viên thực tập sản xuất ở các doanh nghiệp. Có tác phong công nghiệp, thực hiện an toàn vệ sinh lao động theo yêu cầu của ngành/nghề.

1.3. Năng lực tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm

1.3.1. Tin học

Đạt chứng chỉ trình độ B theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hỗ trợ giải quyết được các công việc trong chuyên môn, nghiệp vụ.

1.3.2. Ngoại ngữ

Đạt chứng chỉ trình độ B1 theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.3.3. Kỹ năng mềm

Đạt chứng chỉ kỹ năng mềm theo chương trình của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, gồm các kỹ năng: Quản lý bản thân, tìm việc làm, tự tạo việc làm, làm việc nhóm, giao tiếp với các đối tác. 

1.4. Năng lực phát triển nghề nghiệp

1.4.1. Học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Tiếp tục học đại học (văn bằng hai), thạc sĩ, tiến sĩ.

1.4.2. Tự học, tự rèn luyện và nghiên cứu khoa học

Có khả năng chủ động tiếp cận, cập nhật thông tin, kiến thức khoa học và công nghệ mới; tự đánh giá và tự điều chỉnh năng lực nghề nghiệp của bản thân.

1.4.3. Hợp tác với đồng nghiệp

Có khả năng đề xuất, trao đổi ý tưởng, lập kế hoạch làm việc và phối hợp triển khai thực hiện, có khả năng làm việc theo nhóm.

1.5. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

Cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các thiết bị, dụng cụ, sản phẩm cơ khí; các cơ sở nghiên cứu về cơ khí hoặc có liên quan đến lĩnh vực công nghệ chế tạo máy.

Cán bộ kỹ thuật thiết kế, xây dựng quy trình công nghệ chế tạo và kiểm tra chất lượng sản phẩm, máy móc thiết bị, dụng cụ cơ khí có sự tham gia của ROBOT, máy CNC... tại phòng kỹ thuật trong các công ty, doanh nghiệp...

Chuyên viên kỹ thuật chuyên nghiên cứu ứng dụng, thiết kế và phát triển các sản phẩm và thiết bị cơ khí; chuyển giao công nghệ, tư vấn thiết kế... tại các viện nghiên cứu, công ty...

Trực tiếp vận hành gia công sản phẩm cơ khí trên thiết bị truyền thống và hiện đại như: máy tiện CNC, phay CNC, cắt dây CNC, xung định hình CNC... trong các công ty, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất.

Giáo viên giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và các trường trung học phổ thông.