Tác giả: Phạm Văn Ất

Năm XB: 2003

NXB: Thống kê

Cuốn sách này là sự tiếp nối cuốn “Ngôn ngữ C - Lý thuyết và thực hành với 80 chương trình mẫu trong KHKT và Quản lý kinh tế”. Sách gồm 18 chương và 12 phụ lục:

Chương 1: ngoài việc giới thiệu các khái niệm cơ bản còn đưa ra một số chương trình C đơn giản và cách thực hiện chúng trên máy để giúp người đọc mau chóng tiếp cận với máy.

Chương 2: trình bày các kiểu dữ liệu, cách biểu diễn các giá trị dữ liệu và cách tổ chức (lưu trữ) dữ liệu trong biến và mảng.

Chương 3: nói về các cách xử lý đơn giản nhờ các phép toán, biểu thức và câu lệnh gán.

Chương 4: trình bày các hàm vào ra dữ liệu trên bàn phím, màn hình và máy in.

Chương 5: nói về một lớp toán tử rất quan trọng dùng để thể hiện các thuật toán, đó là toán tử nhẩy goto, toán tử rẽ nhánh if, toán tử lựa chọn switch và các toán tử tạo lập chu trình (vòng lặp) for, white, do - white.

Chương 6: trình bày cách tổ chức chương trình thành các hàm, các quy tắc xây dựng và sử dụng hàm. Các vấn đề hay và khó ở đây là con trỏ, con trỏ hàm và kỹ thuật đệ quy.

Chương 7: nói về một kiểu dữ liệu quan trọng là cấu trúc, các hàm trên cấu trúc, cấu trúc tự trỏ và danh sách liên kết.

Chương 8: nói về việc quản lý màn hình văn bản và cách xây dựng cửa sổ.

Chương 9: trình bày các hàm đồ họa để vẽ các hình cơ bản và kỹ thuật tạo ảnh chuyển động.

Chương 10: trình bày các thao tác trên tệp như: tạo một tệp mới, ghi dữ liệu từ bộ nhớ lên tệp, đọc dữ liệu từ tệp vào bộ nhớ...

Chương 11: nói về cách lưu trữ dữ liệu và tổ chức bộ nhớ của chương trình.

Chương 12: trình bày các chỉ thị tiền xử lý giúp việc biên soạn, biên dịch chương trình hiệu quả hơn.

Chương 13: trình bày cách sử dụng ngắt mềm của DOS và BIOS để quản lý trực tiếp các thiết bị như ổ đĩa, màn hình, bàn phím và chuột.

Chương 14: nói về kiến trúc bộ nhớ của 8086, địa chỉ phân đoạn, địa chỉ thực và cách truy nhập trực tiếp vào bộ nhớ.

Chương 15: trình bày quy tắc viết các hàm xử lý ngắt cứng và các lập trình thường trú.

Chương 16: minh họa quy tắc tạo âm thanh, âm nhạc trên nhiều ví dụ, trong đó có chương trình chơi bản nhạc Lambada quen thuộc.

Chương 17: đưa ra các khái niệm mới mẻ về lập trình theo thời gian thực, lập trình hướng sự kiện và kỹ thuật trò chơi.

Chương 18: trình bày cách sử dụng hàm viết bằng Assembler trong C.

Phụ lục 1: trình bày quy tắc xuống dòng và sử dụng các ký tự trống khi viết chương trình.

Phụ lục 2: có thể dùng để tra cứu các hàm chuẩn thường dùng của C.

Phụ lục 3: trình bày các bảng mã ASCII và mã quét.

Phụ lục 4: hướng dẫn cách cài đặt Turbo C vào đĩa cứng.

Phụ lục 5: giới thiệu chung về môi trường kết hợp của C

Phụ lục 6: nói về cách sử dụng hệ soạn thảo C dùng để biên soạn chương trình gốc.

Phụ lục 7: trình bày cách dùng menu Project để dịch chương trình viết trên nhiều tệp.

Phụ lục 8: hướng dẫn cách dùng trình biên dịch TCC để dịch (từ môi trường DOS) các chương trình lớn viết trên nhiều tệp.

Phụ lục 9: Hướng dẫn phương pháp gỡ rối và chạy chương trình từng bước để dò tìm lỗi chương trình.

Phụ lục 10: trình bày 6 mô hình bộ nhớ của C, cách tạo chương trình COM bằng cách dịch chương trình tiny theo chế độ dòng lệnh TCC.

Phụ lục 11: trình bày tóm tắt các hàm của Turbo C theo thứ tự ABC.

Phụ lục 12: trình bày cách xây dựng các hàm với số đối bất định như các thủ tục wrietl, readln của Pascal và các hàm printf, scanf của C. Công cụ chủ yếu được dùng là con trỏ và danh sách.

Trân trọng giới thiệu!