BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

SƯ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

  CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành theo Quyết định số       /QĐ-ĐHSPKTNĐ ngày       tháng  ......  năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định).

 

Tên chương trình:   Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

Trình độ đào tạo:     ĐẠI HỌC

Ngành đào tạo:        Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử;

Mã số: 52510203

Loại hình đào tạo:    Chính quy

1. Mục tiêu đào tạo:

Mục tiêu chung:

Chương trình đào tạo Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử được xây dựng theo hướng kỹ thuật, nhằm mục tiêu đào tạo người kỹ sư có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, cải tiến và bảo trì các hệ thống máy móc thiết bị cơ điện tử trong các quy trình sản xuất và chế tạo của các nhà máy và xí nghiệp; có khả năng thích nghi và áp dụng các công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Chương trình đào tạo có tính liên ngành bao gồm các môn học cốt lõi cần thiết về kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện – điện tử và kỹ thuật lập trình.

Mục tiêu cụ thể:

Sinh viên tốt nghiệp phải đạt được các mục tiêu cụ thể sau:

- Có các kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi, kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực cơ điện tử.

- Phát triển khả năng rèn luyện để khám phá tri thức, giải quyết vấn đề, tư duy hệ thống và nắm vững các kỹ năng và thái độ cá nhân, các kỹ năng và thái độ chuyên nghiệp.

- Nâng cao khả năng giao tiếp và làm việc trong các nhóm đa ngành, đa lĩnh vực.

- Phát triển khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống sản xuất trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội

2. Chuẩn đầu ra

2.1. Yêu cầu về kiến thức

   - Nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh. Có kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội; có hiểu biết về pháp luật của Nhà nước Việt Nam;

- Có kiến thức về quốc phòng và khả năng thể thao để có sức khoẻ để học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam;

- Có kiến thức cơ bản về toán học, vật lý, hoá học và kiến thức về bảo vệ môi trường;

- Sử dụng thành thạo Microsoft Office (Word, Excel, PowerPoint), Internet. Sử dụng thành thạo thiết kế đồ hoạ (một trong các phần mềm Photosoft, corel Draw, 3DMax) đạt trình độ tương đương với đào tạo cấp chứng chỉ của trường Đại học SPKT Nam Định;

- Có trình độ tin học ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo quy định của trường Đại học SPKT Nam Định).

- Có trình độ tiếng Anh tương đương 400 điểm TOEIC, hoặc chứng chỉ B1 do trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định cấp; có khả năng đọc, hiểu các tài liệu chuyên ngành viết bằng tiếng anh để phục vụ cho công việc và học tập.

- Có kiến thức về an toàn lao động, môi trường công nghiệp để nâng cao ý thức và nhận biết tầm quan trọng của vấn đề môi trường.

- Có hiểu biết và vận dụng các kiến thức về lĩnh vực cơ khí: bao gồm vật liệu, dung sai – kỹ thuật đo, vẽ kỹ thuật, cơ khí đại cương, nguyên lý chi tiết máy, kỹ thuật gia công cắt gọt kim loại, công nghệ CAD/CAM/CNC,...

- Có hiểu biết và vận dụng được các kiến thức về các loại năng lượng truyền động trong công nghiệp: khí nén, thủy lực, truyền động điện, cơ học.

- Có hiểu biết về các kiến thức về điện – điện tử: kỹ thuật điện, điện tử, điều khiển tự động, đo lường điện và thiết bị đo, điện tử công suất, kỹ thuật xung số.

- Có khả năng vận dụng các kiến thức về lập trình điều khiển hệ thống cơ điện tử: Ngôn ngữ lập trình, lập trình PLC, kỹ thuật vi xử lý, kỹ thuật Robot, công nghệ CAD/CAM/CNC, máy điều khiển số CNC và robot công nghiệp, công nghệ nhúng.

- Các kiến thức về mô phỏng và tính toán: Vẽ và thiết trên máy tính, Mô hình hóa hình học,  Matlab, Visual Basic, C++, Win CC, Pro engineer, SCADA, Catia. 

- Có kiến thức về tích hợp thông tin, điện điện điện tử trong hệ thống cơ khí: nhập môn cơ điện tử, hệ thống cơ điện tử, hệ thống sản xuất linh hoạt và tích hợp, tự động hóa quá trình công nghệ, mạng truyền thông công nghiệp.

- Có kiến thức thực tế của quá trình sản xuất công nghiệp và các mối quan hệ kỹ thuật – công nghệ - kinh tế giữa các công đoạn trong sản xuất công nghiệp.

- Có kiến thức về quản lý bảo trì các hệ thống công nghiệp, kỹ thuật bảo dưỡng công nghiệp, ứng dụng máy tính trong quá trình xây dựng kế hoạch bảo trì các hệ thống công nghiệp trong các công ty, xí nghiệp.

2.2. Yêu cầu về kỹ năng

- Sử dụng thành thạo một số phần mềm lập trình kỹ thuật như: Matlab, Labview, Visual C, Visual C++,... phần mềm lập trình PLC và vi xử lý, vi điều khiển, hệ SCADA; phần mềm mô phỏng Robot, CAD/CAM-CNC và các phần mềm thiết kế, mô phỏng mạch điện tử như Orcad, Multsim, Proteus, Eagle.

- Vận hành, khai thác, bảo dưỡng, phát hiện sai hỏng và lập quy trình sửa chữa cho các hệ thống Cơ điện hoặc các sản phẩm Cơ điện tử với hệ thống truyền động cơ khí, Điện - khí nén, điện - thuỷ lực.... với các hệ thống sử dụng bộ điều khiển PLC, vi điều khiển, máy tính, các loại cảm biến kỹ thuật xử lý ảnh và hệ thống mạng truyền thông công nghiệp;

- Xây dựng được các giải pháp tự động hoá thiết kế, tính toán chọn các thiết bị cho các hệ thống điều khiển, các modul sản xuất linh hoạt (FMS, MPS) hệ thống điều khiển quá trình với các chức năng điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu;

- Xây dựng kế hoạch, lập dự án, tham gia tổ chức điều hành và quản lý kỹ thuật cho cụm, trạm và hệ thống cơ điện tử cũng như các hoạt động dịch vụ kỹ thuật liên quan;

- Có khả năng tiếp thu, nắm bắt các công nghệ mới dựa trên kiến thức của các môn học lý thuyết và thực hành.

 - Thực hiện được các công việc lắp ráp, vận hành, khai thác và bảo trì các trang thiết bị công nghệ thuộc lĩnh vực cơ khí, hệ thống sản xuất tự động trong công nghiệp và dân dụng.

- Thực hiện cải tiến, thiết kế hệ thống kỹ thuật cơ điện tử trên các thiết bị công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

- Xây dựng được qui trình bảo trì các hệ thống cơ điện tử cho máy móc thiết bị công nghiệp trong nhà máy, xí nghiệp.

- Xây dựng được kế hoạch và tham gia điều hành, quản lý kỹ thuật cho các trạm, các hệ thống máy móc thiết bị và các hoạt động dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực Cơ điện tử.

2.3. Yêu cầu về thái độ

- Có tinh thần công dân, dân tộc, có đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có tính kỷ luật và tác phong công nghiệp, có khả năng làm việc linh hoạt, năng động;

- Có phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo. Biết phân tích quan sát, học tập các phát minh sáng chế, các nguyên lý công nghệ độc đáo của các nước tiên tiến trong lĩnh vực cơ điện tử để nâng cao trình độ, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc sáng tạo không ngừng.

2.4. Năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp

- Có khả năng phát triển nghề nghiệp, biết tự đánh giá, tự học và rèn luyện nhằm nâng cao năng lực bản thân, chất lượng và hiệu quả công việc. Biết phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới.

- Có khả năng làm việc theo nhóm, tổ sản xuất thông qua hoạt động thảo luận và sử dụng các công cụ và phương tiện hiện đại; trong quá trình sáng tạo, thi đua, nghiên cứu khoa học để nâng cao năng xuất và phát triển sản phẩm.

2.5. Vị trí làm việc và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ giám sát, trong các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm, thiết bị và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực cơ điện tử.

- Các doanh nghiệp sản xuất, các dịch vụ kỹ thuật, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu có liên quan đến các giải pháp tự động hoá sử dụng hệ thống và sản phẩm cơ điện tử với vai trò người kỹ sư, quản lý hay điều hành.

- Cán bộ giảng dạy, quản lý trong các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và dạy công nghệ trong trường trung học phổ thông.

- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu, tiếp thu các công nghệ tiên tiến, đi sâu vào các lĩnh vực cơ điện tử chuyên sâu, khả năng ứng dụng nhanh vào thực tiễn;

- Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu để đạt trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ.

3. Thời gian đào tạo: 4 năm (thời gian chuẩn).

4. Khối lượng kiến thức toàn khoá:

136 TC, trong đó bao gồm cả 08 TC Giáo dục quốc phòng và  04 TC Giáo dục thể chất.

5. Đối tượng tuyển sinh:

Thí sinh đã tốt nghiệp trung học

6. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

Thực hiện theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo và Thông tư 57/2012 sửa đổi, bổ sung quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ.

7. Thang điểm:

Việc xếp loại kết quả học tập từng học kỳ được chia thành 5 mức theo thang điểm, quy định như sau:

STT

Xếp loại

Điểm số

Điểm chữ

Ghi chú

1

Giỏi

Từ 8,5 đến 10

A

 

2

Khá

Từ 7,0 đến 8,4

B

 

3

Trung bình

Từ 5,5 đến 6,9

C

 

4

Trung bình yếu

Từ 4,0 đến 5,4

D

 

5

Kém

Dưới 4,0

F

 

8. Nội dung chương trình

TT

Tên môn học

Số tín chỉ

Ghi chú

8.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương:         

55

 

8.1.1. Lý luận chính trị

14

 

 

Môn học bắt buộc

12

 

  1.  

Những NLCB của chủ nghĩa Mác-Lênin 1

2

 

  1.  

Những NLCB của chủ nghĩa Mác-Lênin 2

3

 

  1.  

T­ư tư­ởng Hồ Chí Minh

2

 

  1.  

Đ­ường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

3

 

  1.  

Pháp luật đại c­ương

2

 

 

Môn học tự chọn

2

 

  1.  

Nhập môn kinh tế học

2

Chọn 2/4 TC

  1.  

Nhập môn khoa học giao tiếp

2

8.1.2. Ngoại ngữ

7

 

  1.  

Tiếng Anh 1

2

 

  1.  

Tiếng Anh 2

3

 

  1.  

Tiếng Anh chuyên ngành cơ điện tử

2

 

8.1.3. Toán - Tin học

22

 

 

Môn học bắt buộc

20

 

  1.  

Nhập môn tin học

3

 

  1.  

Vật lý đại c­ương 1

2

 

  1.  

Vật lý đại c­ương 2

3

 

  1.  

Hoá học đại cư­ơng

2

 

  1.  

Toán cao cấp 1

2

 

  1.  

Toán cao cấp 2

2

 

  1.  

Toán cao cấp 3

2

 

  1.  

Toán chuyên đề 1

2

 

  1.  

Logic học

2

 

 

Môn học tự chọn

2

 

  1.  

Toán chuyên đề 2

2

Chọn 2/4 TC

  1.  

Toán chuyên đề 3

2

8.1.4. Giáo dục thể chất

4

 

 

Môn học bắt buộc

3

 

  1.  

Giáo dục thể chất 1

1

 

  1.  

Giáo dục thể chất 2

2

 

 

Môn học tự chọn

1

 

  1.  

Giáo dục thể chất 3

1

Chọn 2/4 TC

  1.  

Giáo dục thể chất 4

1

8.1.5. Giáo dục quốc phòng- an ninh

8

 

  1.  

Đường lối quân sự của Đảng

3

 

  1.  

Công tác quốc phòng – an ninh

2

 

  1.  

Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC)

3

 

 8.2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

81

 

8.2.1. Kiến thức cơ sở ngành

28

 

 

Các môn học bắt buộc

26

 

  1.  

Nhập môn cơ điện tử

1

 

  1.  

Hình họa – Vẽ kỹ thuật

3

 

  1.  

Dung sai - kỹ thuật đo

1

 

  1.  

Cơ học

3

 

  1.  

Sức bền vật liệu

2

 

  1.  

Nguyên lý - chi tiết máy

3

 

  1.  

Đồ án chi tiết máy

1

 

  1.  

Ngôn ngữ lập trình

2

 

  1.  

Kỹ thuật điện

2

 

  1.  

Kỹ thuật điện tử

2

 

  1.  

Kỹ thuật Xung - Số

2

 

  1.  

An toàn và vệ sinh công nghiệp

2

 

  1.  

Đo lường điện và thiết bị đo

2

 

 

Cácmôn  học tự chọn

2

 

  1.  

Vật liệu học

2

2/4TC

  1.  

Cơ khí đại cương

2

8.2.2. Kiến thức ngành

27

 

 

Các môn học bắt buộc

23

 

  1.  

Truyền động thủy lực và khí nén

2

 

  1.  

Kỹ thuật gia công cắt gọt kim loại

2

 

  1.  

Kỹ thuật Robot

2

 

  1.  

Hệ thống sản xuất linh hoạt và tích hợp

2

 

  1.  

Vẽ và thiết kế trên máy tính

2

 

  1.  

Mô hình hóa hình học

2

 

  1.  

Công nghệ CAD/CAM-CNC

2

 

  1.  

Kỹ thuật vi xử lý

2

 

  1.  

Lập trình PLC

2*

 

  1.  

Truyền động điện

2

 

  1.  

Hệ thống Cơ - Điện tử

2

 

  1.  

Đồ án hệ thống Cơ - Điện tử

1

 

 

Các môn  học tự chọn

4

 

  1.  

Điều khiển bằng máy tính

2*

2/4TC

  1.  

Điều khiển tự động

2

  1.  

Điện tử công suất

2

2/4TC

  1.  

Công nghệ chế tạo khuôn mẫu

2

8.2.3. Thực tập - thực hành

18

 

  1.  

Thực hành máy công cụ

3

 

  1.  

Thực hành điện cơ bản

1

 

  1.  

Thực hành CNC

2

 

  1.  

Thực hành điện tử cơ bản

2

 

  1.  

Thực hành vi xử lý

2

 

  1.  

Thực hành hệ thống Cơ - Điện tử 1

2

 

  1.  

Thực hành hệ thống Cơ - Điện tử 2

3

 

  1.  

Thực hành điện tử công suất

1

 

  1.  

Thực tập xí nghiệp

2

 

8.2.4. Đồ án/Khoá luận TN

8

 

 

Các môn học tự chọn thay cho làm Đồ án/Khoá luận TN

 

 

  1.  

Kỹ thuật bảo dưỡng công nghiệp

2

2/4TC

  1.  

Các phương pháp gia công không truyền thống

2

  1.  

Công nghệ nhúng

2

2/4TC

  1.  

Công nghệ thiết kế ngược

2

  1.  

Mạng truyền thông công nghiệp

2

2/4TC

  1.  

Động lực học hệ nhiều vật

2

  1.  

Tự động hóa quá trình công nghệ

2

2/4TC

  1.  

Máy điều khiển số và Rôbốt công nghiệp

2

 

Khối lượng tổng

136

 

         

KHOA CƠ KHÍ

Phản hồi về bài viết “NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ”

Gửi phản hồi

* Họ và tên:  
*Email:    
Số điện thoại:
* Nội dung:  
Mã bảo vệ: