BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

SƯ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH

 

 

BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ

 

1. Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật cơ khí

2. Tên văn bằng: Kỹ Sư Công nghệ kỹ thuật cơ khí

3. Mã ngành: 7510201

4. Tên đơn vị cấp bằng: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

5. Đơn vị tổ chức giảng dạy: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

6. Tiêu chí tuyển sinh/ các yêu cầu đầu vào

7. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra

            7.1. Mục tiêu đào tạo

7.1.1. Mục tiêu chung

          Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội; có kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí toàn diện; có kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, thái độ chuyên nghiệp và trách nhiệm nghề nghiệp; có năng lực nghiên cứu, khả năng làm việc độc lập sáng tạo để giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các kết cấu cơ khí; có kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết và khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc, sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

7.1.2. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp từ ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí có thể:

           1.2.1. Có kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên phù hợp với chuyên ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí; có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kỹ thuật chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và góp phần phát triển bền vững xã hội và cộng đồng.

           1.2.2. Có kỹ năng lập luận, phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề trong sản xuất kết cấu cơ khí; kỹ năng lập quy trình chế tạo, lập kế hoạch tổ chức sản xuất và đánh giá chất lượng kết cấu cơ khí; kỹ năng dẫn dắt khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.

          1.2.3. Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia thuộc lĩnh vực cơ khí.

           1.2.4. Có năng lực hình thành ý tưởng và thiết kế các kết cấu cơ khí thông dụng; triển khai sản xuất và vận hành các hệ thống sản xuất các kết cấu cơ khí.

7.2. Chuẩn đầu ra

7.2.1. Yêu cầu về kiến thức

            a- Hiểu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh. Có kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội; có hiểu biết về pháp luật của Nhà nước Việt Nam; Có kiến thức về quốc phòng và khả năng thể thao có sức khoẻ để học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.

            b- Vận dụng kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, công nghệ tin học tiếng anh để đáp ứng việc tiếp thu kiến thức chuyên môn và khả năng học tập nâng cao trình độ.

           c- Hiểu và vận dụng những nguyên lý giao tiếp hiệu quả trong giao tiếp với khách hàng, đối tác; có kỹ năng thuyết trình và giải quyết xung đột; các kiến thức về khởi nghiệp, tổ chức quản lý sản xuất để thực hiện các công việc trong sản xuất, kinh doanh.

          d- Hiểu và vận dụng các kiến thức cơ sở ngành kỹ thuật cơ khí để tiếp thu kiến thức chuyên ngành và thiết kế, chế tạo các sản phẩm cơ khí.

         e- Phân tích và vận dụng kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí để thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì bảo dưỡng các kết cấu kim loại và thiết bị
cơ khí.

7.2.2. Yêu cầu về kỹ năng

           f- Có khả năng phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề về thiết kế, chế tạo, kiệm nghiệm và đánh giá được điều kiện làm việc của kết cấu cơ khí.

           g- Có kỹ năng lập quy trình chế tạo kết cấu cơ khí, kỹ năng thực hành, thí nghiệm chế tạo các kết cấu cơ khí bằng các công nghệ hàn khác nhau như: công nghệ hàn hồ quang que hàn thuốc bọc; hàn TIG, MIG/MAG, hàn hơi, hàn áp lực, hàn tự động với robot, gia công áp lực.

          h- Có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành quá trình sản xuất các sản phẩm cơ khí trong thực tế sản xuất.

          i- Có kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.

          j- Có kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.

          k- Có kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

         l- Có kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.

7.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp

          m- Có năng lực làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

           n- Có năng lực hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.

           o- Có năng lực tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.

           p- Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.

7.2.4. Vị trí làm việc và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

          - Cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ giám sát, trong các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm, thiết bị và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực cơ khí, hàn.

          - Các doanh nghiệp sản xuất, các dịch vụ kỹ thuật, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực cơ khí, hàn.

         - Cán bộ giảng dạy, quản lý trong các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và dạy công nghệ trong trường trung học phổ thông.

         - Có khả năng tự học tập, nghiên cứu, tiếp thu các công nghệ tiên tiến, đi sâu vào các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ hàn khả năng ứng dụng nhanh vào thực tiễn;

          - Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu để đạt trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ.

8. Thời gian đào tạo: 8 học kỳ chính, tương đương 4,0 năm

9. Khối lượng kiến thức toàn khóa:

            9.1. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ (không bao gồm 8TC GDQP)

            9.2. Cấu trúc các phần kiến thức

            -  Khối kiến thức đại cương: 46 tín chí, chiếm 35.38.%

            -  Khối kiến thức cơ sở ngành: 31  tín chỉ, chiếm 23.84 %

            -  Khối kiến thức chuyên ngành:25 tín chỉ, chiếm  19.23 %

            * Số tín chỉ thí nghiệm, thực hành: 20 tín chỉ, chiếm 15.38%

            * Sản phẩm (đối với ngành kỹ thuật cơ khí) mà sinh viên có năng lực thực hiện được sau khi hoàn thành khóa học:

            + Có khả năng thiết kế, chế tạo các sản phẩm cơ khí liên quan đến công nghệ hàn, gia công áp lực trong các nhà máy, công trình. Các dạng sản phẩm điển hình như kết cấu dạng tấm, vỏ, ống, khung dàn, chi tiết máy v…v

            + Có khả năng lập quy trình chế tạo và giáp sát thi công sản phẩm cơ khí và tình trạng làm việc của các kết cấu cơ khí;

            + Có khả năng kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm cơ khí và tình trạng làm việc của các kết cấu cơ khí;

            + Có khả năng nghiên cứu ứng dụng công nghệ hàn, công nghệ gia công áp lực các chủng loại vật liệu mới, công nghệ thiết bị tiên tiến vào sản xuất.

            +  Có kỹ năng hàn được các sản phẩm cơ khí có yêu cầu mối hàn ở mức độ cơ bản

            + Có thể tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học về chuyên ngành hàn

 

Bảng thống kê chi tiết các học phần

TT

Môn học

TC

Ghi chú

 

Kiến thức giáo dục đại cương

46

 

1

Những NLCB của chủ nghĩa Mác-Lênin P1

2

 

2

Những NLCB của chủ nghĩa Mác - Lênin P2

3

 

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

 

4

Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

3

 

5

Pháp luật đại cương

2

 

6

Nhập môn tin học

3

 

7

Tiếng Anh 1

2

 

8

Tiếng Anh 2

3

 

9

Tiếng Anh chuyên ngành CNKT Cơ khí

2

 

10

Giải tích

2

 

11

Đại số

2

 

12

Lý thuyết xác suất thống kê

2

 

13

Tâm lý học

3

 

14

Nhập môn Công nghệ Kỹ thuật cơ khí

2

 

15

Giáo dục thể chất 1

1

 

16

Giáo dục thể chất 2

2

 

17

Tổ chức quản lý sản xuất

2

 

18

Vật lý đại cương

3

 

19

Hóa học đại cương

2

 

II

Học phần tự chọn

 

 

20

Giáo dục thể chất 3

1

 

Giáo dục thể chất 4

 

21

Nhập môn kinh tế

2

 

Nhập môn khoa học giao tiếp

 

Khởi nghiệp

 

Phương pháp nghiên cứu khoa học

 

 

Kiến thức Cơ sở ngành

31

 

 

Phần bắt buộc

 

 

22

Hình họa – Vẽ kỹ thuật 1

2

 

23

Cơ lý thuyết

3

 

24

Dung sai – Kỹ thuật đo

2

 

25

Kỹ thuật điện – điện tử

2

 

26

Kỹ thuật nhiệt

2

 

27

Hình họa – Vẽ kỹ thuật 2

2

 

28

Vật liệu kỹ thuật 1

2

 

29

Công nghệ kim loại

2

 

30

Nguyên lý – chi tiết máy 1

2

 

31

Sức bền vật liệu

3

 

32

Vật liệu kỹ thuật 2

2

 

33

Nguyên lý – chi tiết máy 2

2

 

34

Đồ án chi tiết máy

1

 

 

Phần tự chọn

 

 

35

Vẽ và thiết kế trên máy tính

2

 

36

Kỹ thuật thủy khí

 

37

Dao động kỹ thuật

2

 

38

Máy nâng chuyển

 

 

Kiến thức ngành

25

 

 

Môn học bắt buộc

23

 

39

Lý thuyết hàn

2

 

40

Công nghệ hàn nóng chảy

4

 

41

Công nghệ gia công áp lực

2

 

42

Lý thuyết biến dạng dẻo kim loại

2

 

43

Thiết bị – Vật liệu hàn

3

 

44

Kết cấu hàn

3

 

45

Ứng dụng CAE trong thiết kế

2

 

46

Đồ án chuyên môn

1

 

47

Kiểm tra chất lượng mối hàn

2

 

48

An toàn và bảo dưỡng công nghiệp

2

 

 

Môn học tự chọn

2

 

49

Tự động hóa quá trình sản xuất

2

 

Tay máy và Robot công nghiệp

 

 

Thực hành – Thực tập

20

 

 

Môn học bắt buộc

18

 

50

Thực hành gia công kim loại tấm

2

 

51

Thực hành hàn hồ quang que hàn thuốc bọc liên kết góc

3

 

52

Thực hành hàn hồ quang que hàn thuốc bọc liên kết giáp mối

3

 

53

Thực hành hàn MIG/MAG

2

 

54

Thực hành hàn TIG

2

 

55

Thực hành các phương pháp hàn khác

2

 

56

Thực tập xí nghiệp

4

 

 

Môn học tự chọn

2

 

57

Thực hành Rô bốt công nghiệp

 

Thực hành cắt gọt kim loại

2

 

 

Đồ án/Khóa luận tốt nghiệp

8

 

58

Xây dựng quy trình hàn kết cấu thép (AWS)

3

 

59

Xây dựng quy trình xử lý nhiệt

2

 

60

Gá lắp kết cấu thép

3

 

 

Tổng

130

 

HIỆU TRƯỞNG

TRƯỞNG KHOA