Tác giả: Phạm Văn Chính

Năm XB: 2015

NXB: Lao động xã hội

Truyền động điện có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn cuối cùng của một công nghệ sản xuất. Đặc biệt trong dây chuyền sản xuất tự động hiện đại, truyền động điện đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, các hệ truyền động điện luôn luôn được quan tâm nghiên cứu nâng cao chất lượng để đáp ứng các yêu cầu công nghệ mới với mức độ tự động hóa cao.

Ngày nay, do ứng dụng tiến bộ kỹ thuật điện tử công suất, tin học, các hệ truyền động điện được phát triển và thay đổi một cách đáng kể. Các bộ biến đổi điện tử công suất được chế tạo hoàn chỉnh ứng dụng khoa học tiên tiến và phương pháp tính để điều chỉnh tốc độ động cơ đáp ứng yêu cầu công nghệ, đạt chất lượng cao, tiết kiệm năng lượng, giảm kích thước và hạ giá thành của hệ. Môn học chia làm 4 chương:

Chương 1: Những khái niệm cơ bản về hệ truyền động điện: nội dung chính xây dựng được cấu trúc của hệ truyền động điện, đặc tính cơ của động cơ điện, độ cứng của đặc tính cơ, đặc tính cơ của máy sản xuất, phương trình động học của truyền động điện.

Chương 2: Đặc tính cơ của động cơ điện: xây dựng được phương trình đặc tính cơ của các động cơ điện một chiều kích từ độc lập, kích từ nối tiếp, động cơ điện không đồng bộ, động cơ điện đồng bộ, nêu ảnh hưởng của các tham số đến đặc tính cơ.

Chương 3: Điều chỉnh tốc độ truyền động điện: vẽ được sơ đồ nguyên lý, xây dựng được các phương trình đặc tính, đặc tính làm việc của các hệ truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều kích từ độc lập, động cơ điện không đồng bộ, động cơ điện đồng bộ.

Chương 4: Tính toán và chọn công suất động cơ điện trong truyền động điện: nêu được các điều kiện chung để tính toán và chọn công suất động cơ cho truyền động điện, các chế độ làm việc của truyền động điện, tính chọn và kiểm nghiệm công suất động cơ điện cho các chế độ làm việc khác nhau.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!