Từ năm 2016, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định đăng ký thực hiện tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng hệ chính quy theo 3 phương thức:

- Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của Đại học quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).

- Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT.

Các thông tin tuyển sinh được đăng tải công khai trên Website của Trường (http//www.nute.edu.vn) và các phương tiện thông tin đại chúng.

1. Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi THPT quốc gia

a) Khu vực tuyển sinh: Trên cả nước.

b) Chỉ tiêu tuyển sinh: dành 50% chỉ tiêu đại học, cao đẳng hệ chính quy của Trường. Trong số chỉ tiêu đại học dành cho phương thức này, có chỉ tiêu đại học sư phạm kỹ thuật được xác định theo từng năm.

c) Điều kiện tham gia xét tuyển của thí sinh, tiêu chí xét tuyển và xét tuyển: Theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.

d) Ngành đào tạo và tổ hợp các môn dùng để xét tuyển (theo Phụ lục)

đ) Lịch xét tuyển

 Tổ chức xét tuyển theo lịch quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

e) Đăng ký xét tuyển

- Hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT về Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định qua đường bưu điện (chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên), đăng ký trực tuyến tại website của Trường hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo Nhà trường.

g) Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

Theo đối tượng, khu vực, tuyển thẳng, xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển được thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

h) Lệ phí tuyển sinh: Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi ĐGNL của ĐHQGHN

a) Khu vực tuyển sinh: Trên cả nước.

b) Chỉ tiêu tuyển sinh: dành 10% chỉ tiêu đại học, cao đẳng hệ chính quy của Trường. Trong số chỉ tiêu đại học dành cho phương thức này, có chỉ tiêu đại học sư phạm kỹ thuật được xác định theo từng năm.

c) Điều kiện tham gia xét tuyển của thí sinh

- Tính đến thời điểm xét tuyển, thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành.

d) Tiêu chí xét tuyển

- Dựa vào kết quả Kỳ thi ĐGNL của ĐHQGHN như sau:

ĐXT= ĐĐGNL + ĐUT

Trong đó: ĐXT là điểm xét tuyển; ĐĐGNL là điểm bài thi ĐGNL; ĐUT là điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng được quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học chính quy hiện hành của ĐHQGHN.

- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tối thiểu: Theo quy định của ĐHQGHN đối với các trường xét tuyển theo phương thức này.

- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành đại học sư phạm kỹ thuật, các ngành đại học công nghệ và cử nhân kinh tế, các ngành cao đẳng được điều chỉnh hằng năm để phù hợp với Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành; đảm bảo chất lượng đầu vào và tình hình tuyển sinh thực tế. Nhưng không thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tối thiểu do ĐHQGHN quy định.

đ) Xét tuyển

- Căn cứ vào ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, xét tuyển chung cho các ngành theo ĐXT của thí sinh từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu. Xét đến chỉ tiêu cuối cùng mà có nhiều thí sinh cùng ĐXT thì thí sinh có điểm phần Tư duy định lượng cao hơn sẽ được ưu tiên trúng tuyển.

- Trường hợp xét tuyển vẫn còn chỉ tiêu, Nhà trường tổ chức xét tuyển đợt tiếp theo.

e) Ngành đào tạo (theo Phụ lục)

f) Lịch xét tuyển: Theo lịch xét tuyển của Nhà trường, kết thúc trước ngày 20/10 đối với hệ đại học và trước ngày 15/11 đối với hệ cao đẳng.

g) Đăng ký xét tuyển

- Thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT về Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định qua đường bưu điện (chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên), đăng ký trực tuyến tại website của Trường hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo Nhà trường.

- Hồ sơ ĐKXT gồm:

+ Phiếu ĐKXT (theo Mẫu M1).

+ Bản chính Giấy chứng nhận kết quả Kỳ thi ĐGNL còn giá trị ĐKXT của ĐHQGHN cấp.

+ Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp THPT (hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối thí sinh tốt nghiệp THPT trong năm ĐKXT).

+ 01 phong bì dán tem ghi rõ họ, tên, số điện thoại, địa chỉ báo tin.

+ Các giấy tờ chứng nhận ưu tiên (nếu có).

h) Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

Thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học chính quy hiện hành của ĐHQGHN.

i) Lệ phí tuyển sinh: Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT

a) Khu vực tuyển sinh: Trên cả nước.

b) Chỉ tiêu tuyển sinh: dành 40% chỉ tiêu đại học, cao đẳng hệ chính quy của Trường.

c) Điều kiện tham gia xét tuyển của thí sinh

- Tính đến thời điểm xét tuyển, thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên).

- Xếp loại hạnh kiểm năm lớp 12 từ loại Khá trở lên.

- Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành.

d) Tiêu chí xét tuyển

- Dựa vào ĐXT được xác định như sau: ĐXT = TĐ  +  ĐUT.

Trong đó: TĐ là tổng các điểm trung bình cả năm (lớp 12) của các môn trong tổ hợp các môn thí sinh đăng ký dùng để xét tuyển. ĐUT là điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng.

- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tối thiểu:

+ TĐ đạt từ 18,00 điểm trở lên đối với xét tuyển vào đại học công nghệ, cử nhân kinh tế.

+ Tốt nghiệp THPT đối với xét tuyển vào cao đẳng.

- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành đại học công nghệ và cử nhân kinh tế, các ngành cao đẳng được điều chỉnh hằng năm để phù hợp với Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành; đảm bảo chất lượng đầu vào và tình hình tuyển sinh thực tế. Nhưng không thấp hơn ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu.

đ) Xét tuyển

- Căn cứ vào ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, xét tuyển chung cho các ngành theo ĐXT của thí sinh từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu. Xét đến chỉ tiêu cuối cùng mà có nhiều thí sinh cùng ĐXT thì lấy điểm so sánh là môn Anh văn đối với ĐKXT vào ngành Tiếng anh, là môn Toán đối với ĐKXT vào các ngành còn lại. Thí sinh nào có điểm so sánh lớn hơn thì được ưu tiên trúng tuyển.

- Trường hợp xét tuyển vẫn còn chỉ tiêu, Nhà trường tổ chức xét tuyển đợt tiếp theo.

e) Ngành đào tạo và tổ hợp các môn dùng để xét tuyển (theo Phụ lục)

f) Lịch tuyển sinh: Tổ chức xét tuyển nhiều đợt trong khoảng thời gian từ 01/5 đến trước ngày 20/10 đối với hệ đại học và trước ngày 15/11 đối với hệ cao đẳng.

g) Đăng ký xét tuyển

- Thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT về Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định qua đường bưu điện (chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên), đăng ký trực tuyến tại website của Trường hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo Nhà trường.

- Hồ sơ ĐKXT bao gồm:

+ Phiếu ĐKXT (theo Mẫu M2).

+ Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp THPT (hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối thí sinh tốt nghiệp THPT trong năm ĐKXT).

+ Bản sao hợp lệ học bạ THPT.

+ 01 phong bì dán tem ghi rõ họ, tên, số điện thoại, địa chỉ báo tin.

+ Các giấy tờ chứng nhận ưu tiên (nếu có).

h) Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

Thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

i) Lệ phí tuyển sinh: Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.