Tác giả: Nguyễn Phùng Quang, Andreas Dittrich

Năm XB: 2006

NXB: Khoa học và kỹ thuật

Cuốn sách này chủ yếu tập trung vào các vấn đề chế ngự động cơ. Khi thiết kế các hệ thống cơ phức hợp, cũng như khi tính toán tối ưu các vòng điều chỉnh của chúng, kỹ sư thường xuất phát từ các đặc điểm lý tưởng của cơ chế chấp hành “Truyền động xoay chiều ba pha”, là những đặc điểm chỉ do các chức năng gần động cơ quyết định.

Các chức năng gần động cơ là cơ sở của một hệ truyền động và có thể được chia thành 2 nhóm như sau:

1.Nhóm các thuật toán cơ sở như điều chỉnh dòng stator, điều chế vector điện áp và quan sát từ thông

2.Nhóm các thuật toán nâng cao như nhận dạng và thích nghi tham số, điều khiển tối ưu trạng thái của động cơ

Thực tế cho thấy, một hệ thống thông thường chỉ cài đặt nhóm thứ nhất đã có thể hoạt động khá tốt mà không cần đến nhóm thứ hai. Mặt khác, nếu một hệ thống đã có khả năng hoạt động khá tốt được tích hợp thêm nhóm các thuật toán nâng cao, chất lượng của hệ đó sẽ được nâng lên một cách rõ rệt. Vì vậy có thể nói, một hệ thống hoàn hảo phải có cả hai nhóm chức năng và mức thỏa mãn đòi hỏi này sẽ thể hiện tính thông minh của hệ thống đó.

Cuốn sách gồm 9 chương:

Chương 1: Khái quát cấu trúc của hệ truyền động điện xoay chiều ba pha điều khiển tựa theo từ thông rotor

Chương 2: Điều khiển nghịch lưu theo phương pháp điều chế vector không gian

Chương 3: Mô hình động cơ phục vụ thiết kế các khâu điều chỉnh và khâu quan sát

Chương 4: Các vấn đề đo giá trị thực và tựa hướng theo từ thông rotor

Chương 5: Áp đặt nhanh momen quay trên cơ sở điều chỉnh dòng stator

Chương 6: Sơ đồ thay thế và các phương pháp thu thập tham số hệ thống

Chương 7: Thích nghi trực tuyến hằng số thời gian rotor của động cơ dị bộ

Chương 8: Điều khiển tối ưu trạng thái của hệ thống truyền động điện dị bộ

Chương 9: Phụ lục

Hy vọng cuốn sách sẽ đem lại cho bạn đọc không chỉ những gợi ý, những giải pháp thực sự cho hệ thống mà bạn đọc có ý định xây dựng. Trân trọng giới thiệu!