Tác giả: Phạm Quang Huy, Lê Hoàng Minh, Lê Nguyễn Hồng Phong

NXB: Bách khoa Hà Nội

Năm XB: 2016    

Với sự phát triển nhanh chóng các ngành điện, điện tử - viễn thông… nhiều thiết bị công suất đã và đang sử dụng trong các trường đại học, nhà máy, viện nghiên cứu làm môi trường làm việc ngày càng phức tạp, các yêu cầu đặt ra cho người học, vận hành hệ thống như bảo hành, sửa chữa, các máy móc và thiết bị đang đặt ra với yêu cầu ngày càng tăng.

Điện tử công suất là môn học đã và đang được đưa vào giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học chuyên ngành điện hơn 40 năm. Môn học Điện tử công suất nghiên cứu ứng dụng các linh kiện bán dẫn công suất như Diode, Thyristor, GTO, Triac, Mosfet công suất, IGBT, SID, MCT… làm việc ở chế độ chuyển mạch trong quá trình biến đổi điện năng.

PHẦN 1: GỒM 6 CHƯƠNG 1, 2, 3, 4, 5, 6

CHƯƠNG 1: CÀI ĐẶT PSIM

Trước khi thực hành với PSIM, người học cần cài đặt chương trình vào máy, hiện có nhiều phiên bản PSIM bao gồm PSIM 6.0, 9.0, 9.1, 9.2, 9.3, và phiên bản mới nhất trong thời điểm hiện tại PSIM 10.0. Chương 1 hướng dẫn bạn đọc cách cài đặt PSIM 9.1, nếu máy tính các bạn dùng phiên bản cũ hay mới hơn không ảnh hưởng nhiều đến thực hành do các phiên bản này có giao diện làm việc gần giống nhau.

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU PSIM

Sau khi cài đặt chương trình PSIM, người học sẽ được giới thiệu tổng quan giao diện làm việc của PSIM, các trình đơn, các linh kiện trong PSIM để có cái nhìn tổng quan về chương trình.

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SIMVIEW

Một chức năng nổi trội của PSIM là mô phỏng, một phân hệ quan trọng trong chương trình là SIMVIEW, đây là chương trình xử lý dạng sóng sau khi mô phỏng của PSIM. SIMVIEW có thể đọc dữ liệu theo cả định dạng ASCII và định dạng nhị phân. Phần trình bày trong chương 3 giới thiệu các chức năng chính trong mỗi trình đơn của SIMVIEW giúp người học khai thác và sử dụng chương trình này trong mô phỏng mạch điện tử công suất.

CHƯƠNG 4: CÁC THÔNG BÁO LỖI TRONG PSIM

Cũng như các chương trình ứng dụng khác chạy trên nền Windows, khi làm việc với PSIM người dùng sẽ gặp các thông báo lỗi. Chương 4 giới thiệu tới người dùng những lỗi xảy ra trong PSIM và các biện pháp khắc phục.

CHƯƠNG 5: CÁC LINH KIỆN BÁN DẪN

Linh kiện bán dẫn là thành phần không thể thiếu trong các mạch điện cần mô phỏng trong PSIM, chương 5 giới thiệu tới bạn đọc các linh kiện bán dẫn có sẵn trong chương trình cùng các giải thích từng thông số trong mỗi linh kiện để người học khai báo chính xác trước khi mô phỏng.

CHƯƠNG 6: MÔ PHỎNG MẠCH ĐIỆN CƠ BẢN TRONG PSIM

Trước khi thực hành vẽ và mô phỏng các mạch điện tử công suất kinh điển như: Mạch chỉnh lưu, nghịch lưu, mạch biến đổi điện áp xoay chiều cũng như một chiều, mạch nghịch lưu 1 pha và 3 pha. Các bạn sẽ làm quen với các thông số cơ bản trong điện tử công suất như: trị trung bình, trị hiệu dụng, hệ số công suất, phân tích chuỗi Fourier, hệ số méo dạng, độ méo dạng sóng hài tổng sau đó tiến hành vẽ và mô phỏng mạch điện cơ bản làm cơ sở cho việc thực hành mô phỏng các mạch điện tử công suất phức tạp hơn trong các chương tiếp theo.

PHẦN 2: MẠCH CHỈNH LƯU GỒM 2 CHƯƠNG 7, 8

CHƯƠNG 7: MẠCH CHỈNH LƯU KHÔNG ĐIỀU KHIỂN

Mạch chỉnh lưu Diode một pha

Mạch chỉnh lưu Diode ba pha

CHƯƠNG 8: MẠCH CHỈNH LƯU SCR

Mạch chỉnh lưu SCR hình tia bán kỳ tải RL

Mạch chỉnh lưu SCR cầu một pha tải R

Mạch chỉnh lưu SCR hình tia ba pha tải R

Mạch chỉnh lưu SCR cầu ba pha

PHẦN 3: MẠCH BIẾN ĐỔI ĐIỆN ÁP GỒM 2 CHƯƠNG 9, 10

CHƯƠNG 9: MẠCH BIẾN ĐỔI ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU

Mạch biến đổi điện áp xoay chiều một pha tải R

Mạch biến đổi điện áp xoay chiều ba pha tải R

CHƯƠNG 10: MẠCH BIẾN ĐỔI ĐIỆN ÁP MỘT CHIỀU

Mạch biến đổi điện áp một chiều - Bộ giảm áp

PHẦN 4: MẠCH NGHỊCH LƯU ÁP

CHƯƠNG 11: MẠCH NGHỊCH LƯU

Mạch nghịch lưu áp một pha

Mạch nghịch lưu áp một pha hai khóa

Mạch nghịch lưu áp một pha bốn khóa

Mạch nghịch lưu áp ba pha hai bậc

Hy vọng, thông qua cuốn sách này, các bạn sinh viên sẽ nhanh chóng khai thác có hiệu quả chương trình PSIM trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Xin trân trọng giới thiệu!