Tác giả: Hứa Thùy Trang, Phạm Vũ Khiêm, Nguyễn Tiến Đông

Năm XB: 2016

NXB: Bách khoa Hà Nội

Cuốn sách “Công cụ quản trị sản xuất của các doanh nghiệp Nhật Bản” được biên soạn trên cơ sở tổng hợp lý thuyết về các công cụ vận hành quản trị sản xuất hiện đại kết hợp những kinh nghiệm đã được nhóm tác giả đúc kết trong quá trình giảng dạy, đào tạo, huấn luyện và triển khai tư vấn thương hiệu dự án cải tiến cho nhiều đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp. Cuốn sách gồm 06 chương, nội dung của các chương được trình bày, sắp xếp logic theo trình tự phù hợp với nhận thức chung của độc giả, để giúp cho người đọc từng bước hiểu và áp dụng thực hành.

Chương 1: Định hướng quản trị sản xuất. Tổng quan về những chiến lược cho doanh nghiệp sản xuất khi áp dụng công cụ quản trị doanh nghiệp của Nhật Bản. Những kinh nghiệm được đúc kết từ hệ thống sản xuất của các tập đoàn, các công ty áp dụng trên thế giới đem lại những hiệu quả hết sức thiết thực trong phát triển cạnh tranh bền vững toàn cầu.

Chương 2: Kỹ thuật quản trị Lean Six Sigma. Áp dụng công cụ của Lean để loại trừ các loại lãng phí xảy ra trong quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ. Phối hợp Lean và Six Sigma nhằm đảm bảo quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ xảy ra sai lỗi với tỷ lệ 3,4 sai lỗi trên 1 triệu cơ hội. Sự kết hợp này sẽ giúp cho tổ chức và doanh nghiệp rộng đường hơn trong việc đạt đến các chỉ số hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Chương 3: Kỹ thuật đánh giá quá trình sản xuất chế tạo. Chương này trình bày kỹ thuật quản trị theo tư duy giá trị sản xuất và dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này giúp người đọc nắm được giá trị chuỗi các hoạt động được phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng với nhau để tạo ra sản phẩm. Từ đó xác định được các yêu cầu cũng như các yếu tố ảnh hưởng vào từng chức năng của hệ thống sản xuất, giúp cho quá trình sản xuất đạt giá trị cao hơn.

Chương 4: Kỹ thuật tổ chức sản xuất. Chương này sẽ trình bày cụ thể vào kỹ thuật nghiệp vụ tác nghiệp tới kết quả của Năng suất - Chất lượng - Chi phí, góp phần vào việc thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, đó là thời gian giao hàng Nhanh - Sản phẩm tốt - Giá cạnh tranh.

Chương 5: Kỹ thuật kiểm soát hiệu quả quản trị sản xuất. Đây là chương mà tác giả đưa ra một số các công cụ để doanh nghiệp có thể sử dụng trong việc đo lường các kết quả sau quá trình sản xuất, như KPI, NRFT, DSA, PP, OEE, hay FSU, VAPP,... nhằm giúp doanh nghiệp xác định, đánh giá hiệu quả quản trị sản xuất của mình và đề ra những biện pháp cải tiến, nâng cao năng lực và năng suất lao động.

Chương 6: Đảm bảo chất lượng trong hệ thống quản trị sản xuất. Công cụ kiểm soát chất lượng năng suất - chất lượng theo mô hình quản trị sản xuất tiên tiến.

Các nội dung trong cuốn sách đã được cập nhật hầu hết những quy trình sản xuất trong thực tiễn nên hy vọng sẽ đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc trong hành trang cùng các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và phát triển bền vững.

Xin trân trọng giới thiệu!

Phản hồi về bài viết “CÔNG CỤ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN”

Đã có 2 phản hồi về bài viết.

Gửi phản hồi

* Họ và tên:   
*Email:      
Số điện thoại:  
* Nội dung:  
Mã bảo vệ: