Ngành công nghệ thông tin:

1. Nội dung học tập và kỹ năng đạt được

Sinh viên học ngành công nghệ thông tin tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định được trang bị các kiến thức thuộc chuyên ngành công nghệ thông tin như:

  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  • Cơ sở dữ liệu quan hệ
  • Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng
  • Cơ sở dữ liệu phân tán
  • Phần tích thiết kế hệ thống thông tin
  • Lâp trình hướng đối tượng
  • Thiết kế xây dựng mạng Lan, Wan

Được học các ngôn ngữ lập trình đang được nhiều doạnh nghiệp phần mềm sử dụng như:

- Ngôn ngữ lập trình C++

- Ngôn ngữ lập trình Web HTML, HTML Helpper

- Ngôn ngữ lập trình Java

- Ngôn ngữ lập trình C#

- Công nghệ lập trình .Net

- Lập trình PHP và mã nguồn mở

….

Không chỉ học lý thuyết mà sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm và các kỹ năng mềm khác như:

- Thực hành tích hợp an toàn hệ thống

- Thực hành lập trình trên thiết bị di động

- Thực hành lập trình cơ sở đữ liệu

- Thực hành lập trình web

- Đồ án chuyên môn

- Đồ án kỹ thuật lập trình

- Đồ án tốt nghiệp …

Ngoài ra sinh viên còn được tham gia các nhóm nghiên cứu khoa học do các giảng viên trong khoa hướng dẫn…

Với những nội dung học tập như trên sinh viên sau khi ra trường có thể đạt được các kỹ năng nghề nghiệp như sau:

  • Khai thác được các phần mềm ứng dụng.
  • Thiết kế, tổ chức, xây dựng, quản lý, gia công các phần mềm vừa và nhỏ.
  • Thiết kế, tổ chức, xây dựng, quản lý, lắp đặt các hệ thống mạng và website.
  • Triển khai bảo mật thông tin các hệ thống mạng và website, trang thông tin điện tử theo thiết kế.
  • Quản trị, bảo trì, nâng cấp các phần mềm, hệ thống mạng, các trang website, trang thông tin điện tử nhỏ.
  • Chuyển giao công nghệ, bảo trì, lắp ráp, cài đặt, phân phối các hệ thống máy tính và các thiết bị tin học.   
  • Tổ chức, quản lý được quá trình thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin trong các đơn vị, cơ quan và doanh nghiệp.

2. Trình độ đào tạo và phương thức tuyển sinh:

Ngành công nghệ thông tin Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định đào tạo ở cả trình độ Đại học

Với trình độ đại học tuyển sinh theo hình thức xét tuyển học bạ hoặc điểm thi tốt nghệp trung học phổ thông quốc gia hoặc tương đương. Với các tổ hợp môn đùng để xét tuyển như sau:

Toán, Vật lí, Hóa học;

Toán, Vật lí, Tiếng Anh;

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh;

Toán, Hóa học, Tiếng Anh

3. Thời gian đào tạo và bằng cấp:

STT

Loại hình đào tạo

Thời gian đào tạo (năm)

Bằng cấp

1

Đại học sư phạm kỹ thuật

4,5

Kỹ sư

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

2

Đại học kỹ thuật

4

Kỹ sư

3

Đại học liên thông

2

Kỹ sư

4

Đại học văn bằng 2

2

Kỹ sư

- Sinh viên học đại học sư phạm kỹ thuật được miễn học phí.

- Tất cả các sinh viên học đại học đều có cơ hội được học bổng hàng kỳ

4. Vị trí việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định sau khi tốt nghiệp có kỹ năng sử dụng tốt các ngôn ngữ lập trình trong việc xây dựng và gia công phần mềm, xây dựng các Web site, khai thác các phần mềm ứng dụng, quản trị hệ thống mạng tại các doanh nghiệp, lập trình trên thiết bị di động. Sinh viên có khả năng phân tích thiết kế các hệ thống công nghệ thông tin, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, làm trưởng các nhóm xây dựng phần mềm, quản lý các dự án công nghệ thông tin cho các cơ quan doanh nghiệp.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc tại: Các cơ sở đào tạo nghề; các cơ quan, tổ chức có ứng dụng công nghệ thông tin; các công ty phần mềm, các công ty xây dựng Website…

Hiện tại nhiều sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định đang lam việc tại các công ty phần mềm hàng đầu của Việt Nam như : FPT, VietTel, Vinaphone, Tinh vân, CMC…; làm việc tại các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin như quản trị mạng cho Ngân hàng như: ngân hàng công thương việt nam BIDV, Techcombank … và làm việc tại nhiều cơ sở đào tạo nghề trên toàn quốc.

Ngành khoa học máy tính:

1. Nội dung học tập và kỹ năng đạt được

Sinh viên học ngành ngành khoa học máy tính tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định được trang bị các kiến thức thuộc chuyên ngành như: Phân tích thiết kế và đánh giá giải thuật; cấu trúc dữ liệu và giải thuật; các cơ sở dữ liệu quan hệ, phân tán và hướng đối tượng; các ngôn ngữ lập trình có cấu trúc, hướng đối tượng và hướng sự kiện. Thiết kế hệ thống thông tin hướng chức năng và hướng đối tượng; thiết kế mạng; quản trị, bảo trì các hệ thống; xây dựng các trang website; bảo mật thông tin cho các phần mềm, hệ thống mạng, website.

Được học các ngôn ngữ lập trình đang được nhiều doạnh nghiệp phần mềm sử dụng như:

- Ngôn ngữ lập trình C++

- Ngôn ngữ lập trình Web HTML

- Ngôn ngữ lập trình Java

- Ngôn ngữ lập trình C#

- Công nghệ lập trình .Net

Không chỉ học lý thuyết mà sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm và các kỹ năng mềm khác như:

-  Thực hành khai thác phần mềm văn phòng

- Thực hành khai thác phần mềm đồ họa

- Thực hành kỹ thuật lập trình.

- Thực hành lập trình cơ sở dữ liệu

- Thực hành lập trình Web

- Đồ án chuyên môn

- Đồ án kỹ thuật lập trình

- Đồ án tốt nghiệp …

Ngoài ra sinh viên còn được tham gia các nhóm nghiên cứu khoa học do các giảng viên trong khoa hướng dẫn…

Với những nội dung học tập như trên sinh viên sau khi ra trường có thể đạt được các kỹ năng nghề nghiệp như sau:

  • Khai thác được  các phần mềm ứng dụng.
  • Thực hiện được thiết kế, đánh giá các giải thuật.
  • Thực hiện được lập trình với cơ sở dữ liệu; gia công phần mềm.
  • Thực hiện được việc triển khai xây dựng các phần mềm, hệ thống mạng, website, trang thông tin điện tử theo thiết kế.
  • Thực hiện được việc triển khai xây dựng các hệ thống bảo mật thông tin cho các phần mềm, các hệ thống mạng, website, trang thông tin điện tử theo thiết kế.
  • Thực hiện được việc chuyển giao công nghệ, bảo trì, lắp ráp, cài đặt, phân phối các hệ thống máy tính và các thiết bị tin học.    
  • Tổ chức, quản lý được quá trình thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin trong các đơn vị, cơ quan và doanh nghiệp.

2. Trình độ đào tao và phương thức tuyển sinh:

Ngành khoa học máy tính Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định đào tạo ở trình độ Đại học, tuyển sinh theo hình thức xét tuyển học bạ hoặc điểm thi tốt nghệp trung học phổ thông hoặc tương đương. Với các tổ hợp môn đùng để xét tuyển như sau:

Toán, Vật lí, Hóa học;

Toán, Vật lí, Tiếng Anh;

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh;

Toán, Hóa học, Tiếng Anh

3. Thời gian đào tạo:

STT

Loại hình đào tạo

Thời gian đào tạo (năm)

Bằng cấp

1

Đại học sư phạm kỹ thuật

4,5

Kỹ sư

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

2

Đại học kỹ thuật

4

Kỹ sư

- Sinh viên học đại học sư phạm kỹ thuật được miễn học phí.

- Tất cả các sinh viên học đại học đều có cơ hội được học bổng hàng kỳ

4. Vị trí việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học máy tính Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định sau khi tốt nghiệp có kỹ năng sử dụng tốt các ngôn ngữ lập trình trong việc xây dựng và gia công phần mềm, xây dựng các Web site, Khai thác các phần mềm ứng dụng, quản trị hệ thống mạng tại các doanh nghiệp, lập trình trên thiết bị di động, lập trình và xây dựng các hệ thống bảo mật thông tin. Sinh viên khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, làm trưởng các nhóm xây dựng phần mềm, quản lý các dự án công nghệ thông tin cho các cơ quan doanh nghiệp.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc tại: Các cơ sở đào tạo nghề, các cơ quan nghiên cứu; các cơ quan, tổ chức có ứng dụng công nghệ thông tin; các công ty phần mềm, các công ty xây dựng Website…

Hiện tại nhiều sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định đang lam việc tại các công ty phần mềm hàng đầu của việt như : FPT, VietTel, Vinaphone, Tinh vân, CMC…; làm việc tại các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin như quản trị mạng cho Ngân hàng như: ngân hàng công thương việt nam BIDV, Techcombank … và làm việc tại nhiều cơ sở đào tạo nghề trên toàn Quốc.

Nghề Lập trình máy tính

Nghề Lập trình máy tính cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản trong nghề như: Cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, phân tích thiết kế hệ thống thông tin, các ngôn ngữ lập trình . Net, lập trình trên nền Web, … Giúp sinh viên có khả năng làm việc độc lập, theo nhóm, tham gia xây dựng các phần mềm, xây dựng các Web site, Khai thác các phần mềm ứng dụng, …

Đào tạo trình độ Cao đẳng, tuyển sinh theo hình thức xét tuyển, chỉ cần học sinh tốt nghệp trung học phổ thông hoặc tương đương.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc tại: Các cơ sở đào tạo nghề; các cơ quan, tổ chức có ứng dụng công nghệ thông tin; các công ty phần mềm, các công ty xây dựng Website…

Nghề quản trị mạng

Nghề quản trị mạng cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản trong nghề như: Lắp ráp, cài đặt, quản trị mạng; Xây dựng mạng Lan, Wan và mạng không dây, an toàn và bảo trì hệ thống, thiết kế và xây dựng Website; lập trình trên nền Web, … Giúp sinh viên có khả năng làm việc độc lập, theo nhóm, tham gia xây dựng các hệ thống mạng, xây dựng các Web site, quản trị mạng, …

Đào tạo trình độ Cao đẳng, tuyển sinh theo hình thức xét tuyển, chỉ cần học sinh tốt nghệp trung học phổ thông hoặc tương đương.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc tại: Các cơ sở đào tạo nghề; quản trị hệ thống mạng tại các cơ quan, tổ chức có ứng dụng công nghệ thông tin; các công ty xây dựng Website; các công ty sản xuất và lắp táp máy tính…

Ngành Công nghệ thông tin (Cao đẳng)

  Ngành Công nghệ thông tin cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản trong ngành như: Cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, phân tích thiết kế hệ thống thông tin, các ngôn ngữ lập trình . Net, lập trình trên nền Web, Lắp ráp, cài đặt, quản trị mạng; Xây dựng mạng Lan, Wan và mạng không dây, an toàn và bảo trì hệ thống, thiết kế và xây dựng Website; lập trình trên nền Web, … Giúp sinh viên có khả năng làm việc độc lập, theo nhóm, tham gia xây dựng các phần mềm, xây dựng các Web site, tham gia xây dựng các hệ thống mạng, quản trị mạng, …

Đào tạo trình độ Cao đẳng, tuyển sinh theo hình thức xét tuyển học bạ hoặc điểm thi tốt nghệp trung học phổ thông hoặc tương đương.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc tại: Các cơ sở đào tạo nghề; quản trị hệ thống mạng tại các cơ quan, tổ chức có ứng dụng công nghệ thông tin; các công ty phần mềm, các công ty xây dựng Website…

Phản hồi về bài viết “Giới thiệu năng lực chuyên môn và vị trí việc làm của sinh viên các ngành công nghệ thông tin”

Gửi phản hồi

* Họ và tên:   
*Email:      
Số điện thoại:  
* Nội dung:  
Mã bảo vệ: