1.Thông tin chung về bộ môn  Kỹ thuật điều khiển

Bộ môn Kỹ thuật điều khiển là bộ môn có sớm nhất từ khi thành lập trường. Ban đầu bộ môn có tên là bộ môn “Điện xí nghiệp” sau đổi thành bộ môn “Điện khí hóa cung cấp điện”. Với truyền thống lâu đời như thế, bộ môn luôn xác định rõ vai trò và trọng trách của mình trong đào tạo lớp lớp thế hệ giáo viên dạy nghề, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành kỹ thuật điện, hệ thống điện, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Bộ môn được nhà trường đầu tư đầy đủ các trang thiết bị hiện đại có giá trị 200 tỷ đồng, đảm bảo cho sinh viên có điều kiện thực hành tốt. Cán bộ giảng dạy của bộ môn luôn yêu nghề, tận tụy với nghề, có kiến thức tốt về lý thuyết và chuyên sâu về thực hành.  Mỗi cán bộ giảng dạy đều nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tại doanh nghiệp và sản xuất xã hội. Do bộ môn có quan hệ thân thiết về chuyên môn nghề nghiệp với hàng trăm doanh nghiệp trong cả nước nên sinh viên có nhiều lợi thế ngay cả trong quá trình học tập và sau tốt nghiệp. Bộ môn luôn tự hào là 100% sinh viên tốt nghiệp được bộ môn giới thiệu việc làm đúng chuyên ngành và có thu nhập cũng như trọng trách cao trong xã hội. 

2. Mô tả chuyên ngành đào tạo

2.1. Chuyên ngành Công nghệ tự động

Sinh viên được trang bị kiến thức lý thuyết và thực hành về cung cấp điện, truyền động điện, mạng truyền thông công nghiệp, điều khiển bằng khí nén và thủy lực, lập trình điều khiển dùng PLC… Kỹ năng về thiết kế, lắp đặt, lập trình điều khiển và vận hành các hệ thống sản xuất tự động, trang bị điện trên các máy sản xuất, hệ thống sản xuất tự động hóa, lập trình và điều khiển Robot công nghiệp… Sử dụng được một số ngôn ngữ lập trình, phần mềm chuyên ngành để tính toán thiết kế, lập trình và điều khiển hệ thống sản xuất.

Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

- Làm giáo viên giảng dạy, quản lý đào tạo nghề điện trong các trường đào tạo nghề.

- Cán bộ kỹ thuật, quản lý điều khiển trong tất cả các nhà máy xí nghiệp như dệt may, công nghệ thực phẩm, chế biến nông sản, thức ăn gia súc, sản xuất xi măng...

2.2. Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện

Sinh viên được học tập và luyện tập về hệ thống nhà máy điện và trạm biến áp, truyền tải phân phối và tiêu thụ điện năng, hệ thống chiếu sáng, hệ thống chống sét và an toàn điện; Kỹ năng  thực hành như: Thiết kế, lắp đặt, lập trình điều khiển và vận hành các hệ thống cung cấp điện, trang bị điện trên các máy công nghiệp, hệ thống sản xuất tự động hóa dùng thiết bị lập trình PLC và máy tính; Sử dụng được các ngôn ngữ lập trình, phần mềm chuyên ngành để tính toán thiết kế, lập trình điều khiển các hệ thống sản xuất, các hệ thống điện.

Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

- Làm giáo viên giảng dạy, quản lý đào tạo nghề điện trong các trường đào tạo nghề

- Cán bộ kỹ thuật, quản lý điều khiển điện trong tất cả các nhà máy xí nghiệp như dệt may, công nghệ thực phẩm, chế biến nông sản, thức ăn gia súc, sản xuất xi măng...

2.3. Chuyên ngành Hệ thống điện

Sinh viên được học tập và luyện tập về hệ thống nhà máy điện và trạm biến áp, truyền tải phân phối và tiêu thụ điện năng, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cung cấp điện (đường dây, cột, trạm) cho nhà máy, xí nghiệp, các tòa nhà; Sinh viên sẽ đạt được kỹ năng  thực hành như: Thiết kế, lắp đặt, lập trình điều khiển và vận hành các hệ thống cung cấp điện, các nhà máy điện dùng thiết bị điều khiển lập trình và máy tính; Sử dụng được các ngôn ngữ lập trình, phần mềm chuyên ngành để tính toán thiết kế, các hệ thống cung cấp điện, đo lượng điện từ xa, tính tiền điện từ xa...

Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

- Làm giáo viên giảng dạy, quản lý đào tạo nghề điện trong các trường đào tạo nghề.

- Cán bộ kỹ thuật, quản lý điều khiển điện trong các sở điện, tất cả các nhà máy xí nghiệp, bất kỹ hệ thống cung cấp điện nào.

3. Thông tin liên hệ

            Bộ môn kỹ thuật điều khiển và tự động hóa luôn luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về nghề nghiệp tới tất cả các em sinh viên, các bậc phụ huynh trong định hướng học tập và tương lai nghề nghiệp. Bộ môn sẵn sàng hợp tác với các công ty, xí nghiệp về lĩnh vực lắp đặt điện, điều khiển và tự động hóa, nâng cấp và bảo trì hệ thống sản xuất cũng như cung cấp nhân lực sinh viên chất lượng cao.

Mọi chi tiết liên hệ:

Bộ môn kỹ thuật điều khiển, phòng 201, nhà B2, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Phường Lộc Hạ, TP Nam Định;

Email: bmktdknute@googlegroups.com

Thầy Nguyễn Tiến Hưng, Email: T.hungspkt@gmail.com; ĐT: 0912280146