Tiếng Việt: KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ      

Tiếng Anh: Faculty of Electrical & Electronics Engineering

Khoa Điện - Điện tử, tiền thân là ban Điện, được thành lập từ năm 1966 cùng sự ra đời của trường Trung học Công nghiệp Nam Hà với nhiệm vụ đào tạo cán bộ trung cấp kỹ thuật. Trải qua 50 năm xây dựng, phát triển, lớn mạnh cùng nhà trường (Trường Cao Đẳng Sư phạm Kỹ thuật Nam Định năm 1999 và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định năm 2006) đến nay Khoa đã có đội ngũ gầm 50 cán bộ giảng viên với 04 bộ môn trực thuộc. 100% giảng viên của Khoa có trình độ sau đại học.

1. TÊN NGÀNH, MÃ VÀ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC

1.1. Ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử (mã số 52.52.02.01) với các chuyên ngành:

- Công nghệ Kỹ thuật điện        

- Hệ thống điện        

1.2. Ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa (mã số: 52.52.02.16) với các chuyên ngành:

- Ngành Kỹ thuật Điều khiển

- Tự động hóa

2. ĐỘI NGŨ GIẢNG DẠY

 

3. CƠ SỞ VẬT CHẤT

Khoa Điện - Điện tử được trang bị tương đối đầy đủ và đồng bộ. Hàng năm luôn được bổ sung và trang bị mới các thiết bị hiện đại, tiên tiến theo chương trình mục tiêu ngân sách của nhà nước, ngoài ra còn được sự đầu tư từ các dự án APEFE của chính phủ Vương Quốc Bỉ,  dự án dự án KFW của Ngân hàng tái thiết Đức… Hiện tại  Khoa Điện - Điện tử có hơn 40 phòng thực hành và thí nghiệm hiện đại phục vụ các chuyên ngành đào tạo như phòng thực hành tự động hóa, thực hành mạng truyền thông công nghiệp, phòng thực hành điều khiển nhúng, điều khiển  khí nén - thủy lực, phòng thực hành sản xuất linh hoạt FMS, Cơ điện tử, phòng thí nghiệm rơ le số…

Sinh viên khoa Điện - Điện tử trong giờ thực hành

4. QUY MÔ ĐÀO TẠO

 

5. ĐỊA CHỈ CÔNG TÁC SAU KHI TỐT NGHIỆP

Mục tiêu của Khoa là đào tạo các kỹ sư sau khi tốt nghiệp có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực chuyên ngành, nắm chắc các công nghệ mới, có khả năng nghiên cứu, thiết kế, xây dựng, khai thác, thích ứng tốt trong môi trường làm việc của các tập đoàn, các tổng công ty, các cơ quan, cũng như các công ty trong và ngoài nước. Bên cạnh đó sinh viên còn được trang bị phương pháp tư duy hệ thống, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng thực hành, sáng tạo và làm việc độc lập.

Các kỹ sư có thể tiếp tục được đào tạo ở bậc học cao hơn (thạc sỹ, tiến sỹ) ở trong cũng như ngoài nước. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các địa chỉ cụ thể như:

5.1 Ngành Kỹ thuật điện

- Thiết kế, lắp đặt, vận hành, sửa chữa thiết bị điện trong các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp: nhà máy luyện cán thép, nhà máy nhiệt điện - thuỷ điện, nhà máy xi măng, nhà máy đóng tàu, ôtô…

- Thiết kế, giám sát, tư vấn , lắp đặt các hệ thống cung cấp điện trong: các sở điện, nhà máy, phân xưởng, tòa nhà cao ốc, khu đô thị, các tuyến giao thông điện đường sắt…

- Thiết kế, bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa các thiết bị điện trong sản xuất dân dụng và công nghiệp như trạm trộn, máy xây dựng…

- Công ty liên doanh nước ngoài về lĩnh vực sản xuất thiết bị công nghiệp trong đó có lắp đặt, chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện.

- Ngoài ra sinh viên tốt nghiệp có thể giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học; công tác tại các viện nghiên cứu, cục đo l­ường và kiểm định.

5.2. Ngành Hệ thống điện

- Các cơ quan quản lý nhà nước về lưới điện quốc gia.

- Các  công ty điện lực Việt Nam.

- Các nhà máy thủy điện, nhiệt điện…

- Quản lý, lắp đặt và phụ trách các hệ thống điện trong nhà máy xí nghiệp.

- Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp điện.

- Nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các viện nghiên cứu trên cả nước.

5.3. Ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa

- Các công ty, đơn vị kinh doanh, tư vấn thiết kế tích hợp các hệ thống đo lường điều khiển tự động hóa trong các nhà máy, các khu công nghiệp;

- Có khả năng làm việc tại các trung tâm nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ; các nhà máy xí nghiệp công nghiệp, liên doanh nước ngoài về lĩnh vực Tự động hóa - Điều khiển, lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dân dụng.., các Viện nghiên cứu thiết kế, các Trường dạy nghề, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học;

- Các cơ quan tư vấn và chuyển giao công nghệ với vai trò là người lãnh đạo, quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn;

- Các công ty quản lý điều hành các ngành nghề, các khu công nghiệp.