Tác giả: Trần Thế San, Nguyễn Trọng Thắng

NXB: Khoa học và kỹ thuật

Năm XB: 2015

Trang thiết bị điện gia dụng, công nghiệp, y tế,… ngày càng phát triển, nhu cầu xử lý sự cố điện và điện tử cũng ngày càng tăng. Mấy chục năm qua, điện tử đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng, đặc biệt là các hệ thống đo và điều khiển. Cuốn sách “ Cẩm nang xử lý sự cố điện – điện tử” được biên soạn đáp ứng yêu cầu của mọi người liên quan đến lĩnh vực điện và điện tử, từ các kỹ sư, các sinh viên, kỹ thuật viên, học viên ở các trường dạy nghề, công nhân trong các công ty và xí nghiệp, cho đến các cơ sở sửa chữa điện tử quy mô nhỏ. Cuốn sách tập trung vào các vấn đề cơ bản, cung cấp kiến thức về các linh kiện điện và điện tử, bao quát lý thuyết chung và các phương pháp thực hành cơ bản, gồm nhiều bảng, lưu đồ, minh họa, đồ thị, sơ đồ mạch và các qui trình xử lý sự cố. Nội dung trình bày về các thiết bị điện ( động cơ, các bộ điều khiển, mạng điện) và công nghệ điện tử hiện đại (máy tính, bộ vi xử lý), kể cả các công nghệ về thiết bị y sinh học.

Cuốn sách được sắp xếp theo mức độ tăng dần kiến thức, từ phân tích xử lý sự cố cơ bản cho các thiết bị thông dụng, đến các công nghệ phức tạp và tinh vi.

Chương 1: khái quát các nguyên lý và các phương pháp xử lý sự cố điện và điện tử, cung cấp lý thuyết cơ bản và kiểm tra các linh kiện, tụ, diode, SCR, IC, điện trở, cuộn cảm…Chương này giới thiệu phương pháp giải quyết vấn đề và các sư cố mạch thường gặp.

Chương 2: khái quát các khí cụ đo kiểm hiện đại được dùng trong xử lý sự cố điện và điện tử bao gồm VOM, đồng hồ FET, DMM, dao động ký, megaohm kế, đầu dò logic digital, bộ phân tích phổ và sóng.

Chương 3: giải thích lý thuyết cơ bản, các phương pháp sửa chữa động cơ và máy phát điện.

Chương 4: giải thích các nguyên lý, các ứng dụng, bảo dưỡng các bộ điều khiển công nghiệp, từ đơn giản đến phức tạp, kể cả các bộ điều khiển logic lập trình (PLC).

Chương 5: trình bày các qui trình xử lý sự cố mạng điện dân dụng và công nghiệp.

Chương 6: giới thiệu lý thuyết cơ bản và xử lý sự cố các thiết bị radio và ti vi, từ các mạch AM, FM, cho đến các mạch ti vi màu.

Chương 7: giới thiệu lý thuyết và xử lý sự cố các mạch digital, bảo quản, xử lý, tháo lắp các IC.

Chương 8: trình bày xử lý sự cố các mạch digital thứ tự, bao gồm mạch mã hóa, mạch giải mã, mạch bộ đếm, thời chuẩn sóng, truyền dữ liệu song song và nối tiếp.

Chương 9: giới thiệu các khái niệm về bộ vi xử lý, nội dung chủ yếu gồm CPU, bộ nhớ, mạch I/O, ngôn ngữ máy, thời chuẩn,…

Chương 10: khái quát các thiết bị y sinh học, các nguyên lý, ứng dụng, các qui trình chẩn đoán để sửa chữa và chuẩn hóa thiết bị chẩn đoán và trị liệu y khoa như máy điện tâm đồ, các máy X – quang, các máy quét CT và MRI, máy siêu âm…

Đây là tài liệu bổ ích cho những ai quan tâm đến lĩnh vực điện và điện tử. Xin trân trọng giới thiệu!

Phản hồi về bài viết “CẨM NANG XỬ LÝ SỰ CỐ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ”

Gửi phản hồi

* Họ và tên:   
*Email:      
Số điện thoại:  
* Nội dung:  
Mã bảo vệ: