BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

SƯ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH

 

 

BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

 

1. Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

2. Tên văn bằng: Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Ô tô

3. Mã ngành: 7510205

4. Tên đơn vị cấp bằng: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

5. Đơn vị tổ chức giảng dạy: Khoa Cơ khí

6. Tiêu chí tuyển sinh/ các yêu cầu đầu vào

Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

7. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra

7.1.Mục tiêu đào tạo

MỤC TIÊU CHUNG

         Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội; có kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô toàn diện; có kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, thái độ chuyên nghiệp và trách nhiệm nghề nghiệp; có năng lực nghiên cứu, khả năng làm việc độc lập sáng tạo để giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Ô tô; có kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết và khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc, sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

MỤC TIÊU CỤ THỂ

          Sinh viên tốt nghiệp từ ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô có thể:

            1.2.1. Có hiểu biết về kinh tế, chính trị,có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo để góp phần hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng.

            1.2.2. Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên đáp ứng cho việc tiếp thu và ứng dụng các kiến thức chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô và các chuyên ngành liên quan và khả năng học ở các bậc học cao hơn.

            1.2.3. Có kiến thức cơ bản, chuyên sâu về chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô. Có năng lực sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành để tra cứu cẩm nang sửa chữa, để thiết kế các cụm chi tiết, các hệ thống trên ô tô và giải quyết các vấn đề thực tế trên ô tô: Chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành, hiệu chỉnh các hệ thống trên ô tô.

            1.2.4. Có kiến thức, kỹ năng nghề, kỹ năng giao tiếp để làm việc độc lập, làm việc nhóm trong các đơn vị sản xuất, đơn vị kinh doanh, làm việc trong môi trường đa dạng, đa văn hóa và hội nhập. Có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành.

7.2. Chuẩn đầu ra

7.2.1. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

- Hiểu được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng, đạo đức, văn hóa Hồ Chí Minh; nội dung cơ bản  trong đường lối  Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hiểu được các kiến thức, kỹ thuật cơ bản và có phương pháp luyện tập một số môn giáo dục thể chất.

- Hiểu kiến thức cơ bản về tiếng Anh cấp độ 3/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, có thể đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành CNKT Ô tô viết bằng tiếng Anh.

- Vận dụng kiến thức giải tích lập và giải các bài toán thiết kế và chế tạo các sản phẩm cơ khí

- Vận dụng kiến thức đại số vào việc lập và giải các bài toán động lực học ô tô,

- Hiểu và có kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản

- Hiểu được nguồn gốc ra đời của nhà nước, pháp luật, những vấn đề cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; những quy định cơ bản một số luật của Việt Nam hiện hành.

- Hiểu và vận dụng những nguyên lý giao tiếp hiệu quả trong giao tiếp với khách hàng, đối tác; có kỹ năng thuyết trình và giải quyết xung đột. 

- Hiểu và vận dụng các kiến thức về khởi nghiệp, tổ chức quản lý sản xuất để thực hiện các công việc trong sản xuất, kinh doanh

- Hiểu các kiến thức cơ bản về tổ chức quản lý sản xuất và vận dụng vào sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp, xí nghiệp

- Hiểu được tổng quát về sự phát triển và ứng dụng, chương trình đào tạo của chuyên ngành Công nghệ KT Ô tô và vận dụng vào quá trình học tập, nghiên cứu.         

7.2.2. KIẾN THỨC CƠ SỞ KỸ THUẬT, CƠ SỞ NGÀNH

- Có kiến thức cơ bản về xây dựng bản vẽ kỹ thuật, phép chiếu, phương pháp biểu diễn vật thể. Các quy tắc - tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế về các loại bản vẽ dùng trong chuyên ngành;

- Có kiến thức về dung sai và lắp ghép các mối ghép thông dụng trong ngành cơ khí; kiến thức về dụng cụ đo, phương pháp đo và cách xử lý kết quả đo;

- Có kiến thức về cơ học chuyển động của vật thể, các quy luật chuyển động của vật thể dưới tác dụng của lực;

- Có kiến thức về đặc điểm, nguyên lý làm việc, quá trình thiết kế các chi tiết máy trong ngành cơ khí;

- Có kiến thức về tính toán sức chịu tải, các điều kiện về khả năng chịu lực và biến dạng của các chi tiết máy;

- Có kiến thức nền tảng về nhiệt năng, nhiệt động lực học kỹ thuật, truyền nhiệt và các chu trình động cơ nhiệt;

- Có kiến thức cơ bản về mạch điện, tính toán mạch điện, nguyên lý cấu tạo và các đặc tính làm việc cơ bản của mạch điện ô tô;

- Có kiến thức về cấu trúc và nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử, hoạt động của các mạch điện tử.

- Có kiến thức cơ bản về tĩnh học, động học, động lực học lưu chất và ứng dụng trong kỹ thuật;

- Có kiến thức về cấu tạo, thành phần của vật liệu; các đặc điểm về cơ tính, lý tính của vật liệu kim loại và phi kim, phân biệt được các phương pháp nhiệt luyện để cải thiện các cơ tính của kim loại, hợp kim thông dụng;

- Có kiến thức cơ bản về phương pháp, công nghệ và thiết bị gia công kim loại;

7.2.3. KIẾN THỨC KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH

- Có kiến thức về nguyên lý làm việc, kết cấu các chi tiết và các hệ thống của động cơ, gầm, điện ô tô, hệ thống điều khiển tự động, thiết bị tiện nghi;

- Có kiến thức về động học, động lực học chuyển động ô tô, các phương pháp tính toán, thiết kế các chi tiết, cụm chi tiết và các hệ thống trên động cơ và ô tô;

- Có kiến thức về các phương pháp tính toán các hệ thống riêng biệt hợp thành mạng điện ô tô, hệ thống điều khiển tự động ôtô;

- Có kiến thức cơ bản về lĩnh vực thí nghiệm động cơ-ô tô;

- Có kiến thức về bảo trì, bảo dưỡng, và sửa chữa ô tô;

- Có kiến thức về chẩn đoán kỹ thuật ô tô, phân tích và khắc phục được các nguyên nhân hư hỏng trong quá trình hoạt động của ô tô;

- Có kiến thức cơ bản về lĩnh vực quản trị xưởng: sử dụng, bảo dưỡng và lựa chọn các thiết bị phù hợp với công việc trong xưởng ô tô;

- Có các kiến thức cơ bản về các phần mềm liên quan chuyên ngành (CAD, Matlab.) để giải quyết các bài toán tính toán, thiết kế và hướng dẫn sửa chữa

- Có kiến thức về hệ thống truyền động thủy lực – khí nén, các phần tử van chỉnh lưu, chỉnh hướng, chỉnh áp, các bộ điều khiển lưu lượng, áp suất và thiết kế các mạch điện – thủy – khí, các phần tử sử dụng thủy lực và khí nén trên ô tô.

- Biết thiết kế các cụm chi tiết động cơ ô tô bằng phần mềm chuyên dụng

- Có kiến thức về công nghệ Ô tô như: Khái niệm, phân loại và khả năng sử dụng ô tô trong thực tiễn, các xu hướng sử dụng, bảo dưỡng và thiết bị sửa chữa ô tô, các hướng khai thác ô tô trong tương lai.

- Biết các xu hướng phát triển động cơ tương lai, xu hướng thiết kế và phát triển hệ thống truyền lực, hệ thống phanh, treo, lái;

7.2.4. KIẾN THỨC KHÁC, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ

- Lập trình điều khiển các mạch điều khiển trên ô tô

- Quản lý các dịch vụ kinh doanh ô tô

7.2.5. KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ CÁ NHÂN

- Đề xuất các dự án, các quy trình công nghệ trong lĩnh vực chuyên ngành. Dự đoán thuận lợi và chấp nhận các rủi ro, phác thảo cách khắc phục và hoạch định thời gian cho việc khắc phục, dự đoán kết quả khắc phục rủi ro;

- Thể hiện sự tự tin, lòng nhiệt tình, lòng yêu nghề ô tô. Thích nghi với các thay đổi, khả năng làm việc độc lập và sẳn sàng làm việc với người khác, xem xét và chấp nhận các quan điểm khác nhau;

- Thể hiện khả năng tổng hợp các vấn đề trong lĩnh vực chuyên ngành, nhân văn và công nghệ; có sáng tạo trong trong lĩnh vực chuyên ngành;

- Phân tích các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên ngành, lựa chọn những phương án và các giải pháp, kiểm tra các giả thuyết và kết luận.

- Thiết kế tính toán các chi tiết, các cụm chi tiết của động cơ, ô tô và hệ thống điều khiển trên ôtô;

- Tháo lắp, kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa các chi tiết, cụm chi tiết trong động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống điều khiển, điện động cơ và điện thân xe;

- Thử nghiệm, chẩn đoán, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, sửa chữa thân vỏ xe, sơn xe;

- Kiểm định ô tô; Vận hành ô tô

- Kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành như: đọc hiểu tài liệu trong lĩnh vực công nghệ ôtô (Tiếng Anh);

8. Thời gian đào tạo: 8 học kỳ chính, tương đương 4,0 năm

9. Khối lượng kiến thức toàn khóa:

            9.1. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ (không bao gồm 8TC GDQP)

            9.2. Cấu trúc các phần kiến thức

            -  Khối kiến thức đại cương: 46 tín chí, chiếm 35,38%

            -  Khối kiến thức cơ sở ngành: 31 tín chỉ, chiếm 23,85%

            -  Khối kiến thức chuyên ngành: 53 tín chỉ, chiếm 40,76%

            * Số tín chỉ thí nghiệm, thực hành: 20 tín chỉ, chiếm 15,38%

Bảng thống kê chi tiết các học phần

TT

Học phần/ Môn học

Số TC

Tổng

Bắt buộc

Tự chọn

A

HỌC PHẦN ĐẠI CƯƠNG

46

43

3

I

Học phần bắt buộc

 

 

 

1

Những NLCB của chủ nghĩa Mác - Lênin P1

2

2

 

2

Những NLCB của chủ nghĩa Mác - Lênin P2

3

3

 

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

 

4

Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

3

3

 

5

Pháp luật đại cương

2

2

 

6

Nhập môn tin học

3

3

 

7

Tiếng Anh 1

2

2

 

8

Tiếng Anh 2

3

3

 

9

Tiếng Anh chuyên ngành Ô tô

2

2

 

10

Giải tích

2

2

 

11

Đại số

2

2

 

12

Lý thuyết xác suất thống kê

2

2

 

13

Tâm lý học

3

3

 

14

Nhập môn ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô

2

2

 

15

Giáo dục thể chất 1

1

1

 

16

Giáo dục thể chất 2

2

2

 

17

Tổ chức quản lý sản xuất

2

2

 

18

Vật lý đại cương

3

3

 

19

Hóa học đại cương

2

2

 

II

Học phần tự chọn

 

 

 

20

Giáo dục thể chất 3

1

 

1

Giáo dục thể chất 4

 

21

Nhập môn khoa học giao tiếp

2

 

2

Khởi nghiệp

 

B

HỌC PHẦN CƠ SỞ NGÀNH

31

27

4

I

Học phần bắt buộc

 

 

 

22

Hình họa–Vẽ kỹ thuật 1

2

2

 

23

Cơ lý thuyết

3

3

 

24

Dung sai–Kỹ thuật đo

2

2

 

25

Kỹ thuật điện–điện tử

2

2

 

26

Kỹ thuật nhiệt

2

2

 

27

Hình họa–Vẽ kỹ thuật 2

2

2

 

28

Vật liệu kỹ thuật 1

2

2

 

29

Công nghệ kim loại

2

2

 

30

Nguyên lý–chi tiết máy 1

2

2

 

31

Sức bền vật liệu

3

3

 

32

Vật liệu kỹ thuật 2

2

2

 

33

Nguyên lý–chi tiết máy 2

2

2

 

34

Đồ án chi tiết máy

1

1

 

II

Học phần tự chọn

 

 

 

35

Vẽ và thiết kế trên máy tính

2

 

2

Kỹ thuật thủy khí

 

36

Dao động kỹ thuật

2

 

2

Máy nâng chuyển

 

C

HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH

25

17

8

I

Học phần bắt buộc

 

 

 

37

Lý thuyết ô tô

2

2

 

38

Nguyên lý động cơ đốt trong

2

2

 

39

Hệ thống điện động cơ

2

2

 

40

Hệ thống điện thân xe và điều khiển tự động ô tô

2

2

 

41

Kết cấu động cơ đốt trong

3

3

 

42

Kết cấu ô tô

3

3

 

43

Tính toán động cơ ô tô

2

2

 

44

Đồ án môn học

1

1

 

II

Học phần tự chọn

 

 

 

45

Công nghệ sửa chữa ô tô

2

 

2

Ứng dụng tin học trong thiết kế và sửa chữa ô tô

 

46

Công nghệ mới cho xe ô tô

2

 

2

Động cơ ô tô và môi trường

 

47

Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô

2

 

2

Xe chuyên dụng

 

48

Thí nghiệm Động cơ và ô tô

2

 

2

Thiết bị tiện nghi ô tô

 

D

HỌC PHẦN THỰC HÀNH

20

18

2

I

Học phần bắt buộc

 

 

 

49

Thực hành động cơ

2

2

 

50

Thực hành điện động cơ

2

2

 

51

Thực hành điện thân xe

2

2

 

52

Thực hành thí nghiệm động cơ và ô tô

2

2

 

53

Thực hành hệ thống truyền lực

2

2

 

54

Thực hành hệ thống phanh

2

2

 

55

Thực hành hệ thống treo, lái

2

2

 

56

Thực hành nhiên liệu

2

2

 

57

Thực hành chẩn đoán động cơ và ô tô

2

2

 

II

Học phần tự chọn

 

 

 

58

Thực hành thân vỏ và sơn xe

2

 

2

Thực hành HT tiện nghi ô tô

 

60

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

8

8

 

 

Tổng cộng

130

113

17