1. Chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và chịu trách nhiệm
1.1 Về kiến thức
a)    Có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong phạm vi của ngành kế toán, cụ thể:
a1) Có kiến thức cơ bản về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, thuế để phân tích các vấn đề về kinh tế và quản lý trong hoạt động của nền kinh tế thị trường;
a2) Có kiến thức cơ bản về marketing, tài chính, thống kê, quản trị, đầu tư, kinh tế lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
a3) Biết các quy định chung về luật kế toán, luật kiểm toán, chế độ kế toán doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp; chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế để thực hiện đúng quy định, phù hợp với đặc thù của đơn vị;
a4) Hiểu và vận dụng các phương pháp kế toán, nghiệp vụ kế toán chuyên sâu tại các doanh nghiệp và đơn vị hành chính sự nghiệp để lập chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán và ghi sổ kế toán chi tiết, tổng hợp; lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế; trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán;
a5) Có kiến thức về thiết kế, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị để trợ giúp các nhà quản trị ra quyết định, điều hành quản lý doanh nghiệp hiệu quả;
a6) Có kiến thức về kiểm toán doanh nghiệp: luật pháp; đạo đức và tôn chỉ nghề nghiệp; tổ chức thu thập thông tin; quy trình; báo cáo; hệ thống kiểm soát nội bộ;
b)    Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên - xã hội, khoa học chính trị và pháp luật.
c)    Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.
d)    Có kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong lĩnh vực hoạt động của ngành kế toán.
e)    Có kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn của ngành
kế toán.
1.2 Về kỹ năng
a)    Có kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp của ngành kế toán, cụ thể:
a1) Lập chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán; Ghi sổ kế toán chi tiết, tổng hợp; Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế, báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phần mềm kế toán hiện đại;
a2) Tổ chức công tác kế toán, tài chính phù hợp và hiệu quả với từng loại hình doanh nghiệp và tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;
a3)  Thiết lập mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng;
a4) Cung cấp thông tin kinh tế về hoạt động của đơn vị để phục vụ yêu cầu của lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị; Kiểm tra, đánh giá công tác tài chính, kế toán ở đơn vị.
b)    Có kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.
c)    Có kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.
d)    Có kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
e)    Có kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.
1.3 Về mức tự chủ và trách nhiệm
a)    Có năng lực làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
b)    Có năng lực hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.
c)    Có năng lực tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.
d)    Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.
2. Chuẩn đầu ra về tin học
Đạt chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chuẩn đầu ra về ngoại ngữ
Đạt trình độ tiếng Anh bậc 3/6 (B1) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng Anh TOEIC 350, TOEFL 450, IELTS 4.0 điểm trở lên.
4. Chuẩn đầu ra về kỹ năng mềm
Đạt chứng chỉ kỹ năng mềm theo chương trình của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, gồm các kỹ năng: Quản lý bản thân; tìm việc làm; tự tạo việc làm; làm việc nhóm; giao tiếp với các đối tác.
5. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
5.1. Kế toán viên, kế toán tổng hợp tại các doanh nghiệp, tổ chức và đơn vị hành chính sự nghiệp.
5.2. Nhân viên trong các công ty hành nghề kế toán, kiểm toán.
5.3. Phụ trách bộ phận kế toán, kiểm toán nội bộ của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại.
2.5.4. Kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán tại các công ty kiểm toán Nhà nước và công ty kiểm toán độc lập.
5.5. Chuyên viên, tư vấn viên cho các doanh nghiệp, tổ chức về lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế.
5.6. Nhân viên tài chính, phụ trách công tác tài chính, tư vấn viên trong các doanh nghiệp và đơn vị hành chính sự nghiệp.
5.7. Cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu tại các viện, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp và cơ sở dạy nghề ở các trình độ trong lĩnh vực đúng hoặc gần với ngành đã được đào tạo.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Có khả năng học thêm các chứng chỉ nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán hoặc học thêm văn bằng hai trình độ đại học các ngành khác để mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm, chuyển đổi công việc hay đáp ứng yêu cầu mới trong công việc của bản thân.
7. Chuẩn đầu ra đến cấp độ 3
Có phụ lục kèm theo.