Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định đào tạo trình độ đại học sư phạm kỹ thuật cho các ngành sau:

Stt

Chuyên ngành

Ngành đào tạo

   1.    

Sư phạm Kỹ thuật hàn

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

   2.    

Sư phạm Kỹ thuật ô tô

Công nghệ kỹ thuật ô tô

   3.    

Sư phạm Kỹ thuật chế tạo máy

Công nghệ chế tạo máy

   4.    

Sư phạm Kỹ thuật điện

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

   5.    

Sư phạm Kỹ thuật điện, điện tử

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

   6.    

Sư phạm Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

   7.    

Sư phạm Kỹ thuật công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin

   8.    

Sư phạm Kỹ thuật khoa học máy tính

Khoa học máy tính

Sinh viên sau khi ra trường đạt được Chuẩn đầu ra trình độ đại học của ngành tương ứng và đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm như sau:

1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Ngoài những tiêu chuẩn chung, đối với sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật còn có những tiêu chuẩn sau:  

- Có ý thức tích cực trong đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm các quy định của nghề dạy học; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; đoàn kết, hợp tác, tích cực xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu dạy nghề;

- Có lý tưởng nghề nghiệp, thương yêu, tôn trọng người học, giúp người học khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người học;

- Công bằng, khách quan trong đánh giá phẩm chất và năng lực của người học, tích cực chống bệnh thành tích trong giáo dục;

- Tác phong làm việc khoa học; trang phục khi thực hiện nhiệm vụ giản dị, gọn gàng, lịch sự, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học; có thái độ văn minh, lịch sự, đúng mực trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với với người học, với phụ huynh người học và nhân dân; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.

2. Năng lực

2.1. Năng lực dạy học

2.1.1. Chuẩn bị hoạt động dạy học

Lập được kế hoạch dạy học (lịch trình giảng dạy) đối với môn học, mô-đun trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của học kỳ.

Soạn được giáo án lý thuyết, thực hành, tích hợp; xác định đúng mục tiêu của bài, thể hiện rõ nội dung dạy học, các hoạt động dạy học trên cơ sở lựa chọn phù hợp các phương pháp dạy học, phân bổ thời gian hợp lý cho các hoạt động dạy học.

Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy nghề, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết và tự làm được một số phương tiện dạy học thông thường.

Tích cực tham gia dự giờ và đánh giá bài giảng trong quá trình thực tập sư phạm.

2.1.2. Thực hiện hoạt động dạy học

Thực hiện giảng dạy một số giáo án lý thuyết, thực hành, tích hợp ở các lớp cao đẳng nghề.

Hình thành được kiến thức, kỹ năng và thái độ cho người học.

Phát huy tính tích cực, sáng tạo và phát triển năng lực tự học của người học.

Sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy nghề; ứng dụng được công nghệ thông tin trong dạy học.

2.1.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học

Thiết kế được các công cụ kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với mục tiêu của bài học, mô-đun.

Thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực và có tác dụng giáo dục người học.

2.1.4. Quản lý hoạt động dạy học

Quản lý các hoạt động của bản thân đối với chuẩn bị cho dạy học, thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học đáp ứng theo đúng quy định.

Quản lý các hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo và phát triển năng lực tự học của người học.

2.1.5. Quản lý hồ sơ dạy học

Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học.

Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.

2.1.6. Phát triển chương trình, tài liệu dạy học

Trình bày đúng căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng.

Tham gia biên soạn, chỉnh lý chương trình dạy nghề, chương trình bồi dưỡng kỹ năng nghề phù hợp với thực tiễn đào tạo của cơ sở dạy nghề và nơi sử dụng lao động.

2.2. Năng lực giáo dục

2.2.1. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục

Xây dựng được kế hoạch giáo dục đạo đức, thể lực, thẩm mỹ, lao động cho người học thông qua các hoạt động dạy học ở trên lớp và các hoạt động khác.

2.2.2. Thực hiện các hoạt động giáo dục

Tích cực tham gia xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác.

Thực hiện lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức, thể lực, thẩm mỹ, lao động thông qua các hoạt động dạy học ở trên lớp cho người học.

Thực hiện các hoạt động giáo dục để phát triển đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ, lao động cho người học thông qua các hoạt động ngoại khóa.

Kịp thời xử lý các thông tin liên quan đến người học và sử dụng hiệu quả các thông tin vào giáo dục, dạy học, quản lý người học.

Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng để động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học.

2.2.3. Đánh giá các hoạt động giáo dục

Thiết kế được các tiêu chí đánh giá phẩm chất nhân cách của người học trên cơ sở các chuẩn mực và phù hợp với mục tiêu dạy nghề.

Thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá phẩm chất nhân cách của người học thông qua các hoạt động khác (dạy học, giáo dục người học) đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực và có tác dụng giáo dục người học.

Tự giác kiểm điểm bản thân về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục người học. 

2.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục

Quản lý các hoạt động giáo dục người học, tự giáo dục bản thân.

Quản lý các hoạt động tự giáo dục của người học.

2.3. Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp và tham gia các hoạt động xã hội

2.3.1. Có khả năng cập nhật kiến thức sư phạm dạy nghề

Xây dựng được kế hoạch phát triển kiến thức sư phạm dạy nghề của bản thân một cách hợp lý và thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ.

2.3.2. Có kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp

Xây dựng được kế hoạch nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp của bản thân một cách hợp lý. Thực hiện được các công việc chuẩn bị tài liệu, hồi cứu tư liệu, xử lý và phân tích số liệu, đề xuất biện pháp; nghiên cứu ứng dụng và triển khai.

2.3.3. Tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài cơ sở dạy nghề, xây dựng quan hệ giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp nhằm phát triển cơ sở dạy nghề, cộng đồng, xây dựng phong trào học nghề lập nghiệp trong xã hội.